Đau thắt ngực
Đau thắt ngực là cơn đau hoặc khó chịu ở ngực xảy ra khi tim không nhận đủ lượng máu và ô-xy cần thiết. Trong một cơn đau thắt ngực, nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu không được đáp ứng trong một thời gian ngắn. Khi không còn nhu cầu gia tăng về lưu lượng máu nữa, thì các triệu chứng đau thắt ngực cũng hết.
Chứng đau thắt ngực và đau tim có cùng nguyên nhân cốt lõi: xơ vữa động mạch. Đó là sự tích tụ các chất béo (mảng bám) trong các động mạch vành. Nếu một hoặc nhiều động mạch bị tắc một phần, khiến cho lượng máu chảy qua không đủ, thì quý vị cảm thấy đau hoặc khó chịu ở ngực.
Mặc dù cơn đau thắt ngực có thể đến rồi đi, nhưng đó là dấu hiệu của bệnh tim và có thể điều trị được. Thay đổi lối sống, dùng thuốc, các thủ thuật y khoa và phẫu thuật có thể giúp giảm nhẹ chứng đau thắt ngực.
Cơn đau thắt ngực có cảm giác như thế nào?
Cơn đau thắt ngực thường chỉ kéo dài vài phút. Cảm giác khó chịu trong cơn đau thắt ngực thường nằm ở giữa ngực, phía sau xương ức.
Đây là những cảm giác người ta mô tả về cơn đau thắt ngực:
- Cảm thấy ngực tức hoặc nặng.
- Cảm thấy thở gấp (hoặc khó thở).
- Cảm giác bị nén, bị ấn hoặc bỏng rát ở ngực.
- Sự khó chịu có thể lan đến cánh tay, lưng, cổ, hàm hoặc dạ dày.
- Tê hoặc đau nhói dây thần kinh ở vai, cánh tay hoặc cổ tay.
- Khó chịu ở dạ dày.
Quý vị có thể bị đau thắt ngực khi...
- Leo cầu thang hoặc mang vác đồ
- Cảm thấy tức giận hoặc bối rối
- Làm việc trong thời tiết rất nóng hoặc rất lạnh
- Ăn quá nhiều trong một lúc
- Quan hệ tình dục
- Bị căng thẳng về cảm xúc
- Luyện tập
- Các xét nghiệm máu
- Điện tâm đồ (EKG hoặc ECG)
- Nghiệm pháp vận động gắng sức
- Thủ thuật thông tim
- Chụp X-quang mạch vành
Bác sĩ có thể cho quý vị dùng nitroglycerin. Đó là một loại thuốc làm giảm hoặc phòng ngừa đau ngực do chứng đau thắt ngực.
Nitroglycerine:
- Có dạng viên nén nhỏ để đặt dưới lưỡi.
- Có dạng xịt, viên nang, miếng dán trên da hoặc thuốc mỡ.
- Không đắt tiền và có tác dụng nhanh.
- Luôn trữ sẵn bên mình một lượng thuốc mới, niêm kín.
- Luôn giữ các viên thuốc trong lọ đựng nguyên thủy của nó. Việc tiếp xúc với nhiệt, ánh sáng và không khí có thể làm giảm tác dụng của thuốc.
- Hãy hỏi bác sĩ của quý vị về việc mua lại đơn thuốc sáu tháng một lần. Các viên thuốc cũ có thể bị giảm nồng độ.
Tôi có thể làm gì với chứng đau thắt ngực?
Quý vị có thể thay đổi cách sống và giảm bớt nguy cơ bị đau thắt ngực. Một vài bước đơn giản có thể giúp bắt đầu cảm thấy dễ chịu hơn mỗi ngày:
- Đến gặp bác sĩ nếu quý vị bị đau và/hoặc nghĩ rằng quý vị có thể bị đau thắt ngực
- Bỏ thuốc lá và tránh hít phải khỏi thuốc thụ động.
- Ăn thức ăn uống lành mạnh ít chất béo bão hòa, chất béo chuyển dạng và muối.
- Kiểm soát huyết áp cao và mức cholesterol trong máu.
- Tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Tránh những hoạt động phải gắng sức.
- Học cách thư giãn và kiểm soát sự căng thẳng.
- Gọi cho bác sĩ nếu cơn đau thắt ngực của quý vị thay đổi. Ví dụ, nếu quý vị bị đau thắt ngực khi đang nghỉ ngơi hoặc nếu cơn đau trở nên tồi tệ hơn.
Có thể tìm hiểu sâu hơn bằng cách nào?
- Hãy gọi 1-800-AHA-USA1 (1-800-242-8721), hoặc truy cập heart.org để tìm hiểu thêm về bệnh tim và đột quỵ.
- Đăng ký nhận tạp chíHeat Insight, một tạp chí miễn phí dành cho bệnh nhân tim và gia đình, tại heartinsight.org.
- Kết nối với những bệnh nhân khác chia sẻ cùng hành trình điều trị bệnh tim và đột quỵ bằng cách tham gia Mạng lưới Hỗ trợ của chúng tôi tại heart.org/supportnetwork.
Chúng tôi có nhiều tờ thông tin để giúp quý vị có được những lựa chọn lành mạnh hơn để giảm nhẹ nguy cơ, kiểm soát bệnh tật hoặc chăm sóc cho người thân. Ghé thăm heart.org/answersbyheart để tìm hiểu thêm.
Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?
Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:
Tôi có thể tập luyện không?
Khi nào thì tôi nên gọi cho bác sĩ?
©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)
Quý vị có câu hỏi hoặc có điều gì đó muốn trao đổi với bác sĩ hoặc y tá?
Hãy dành vài phút viết ra câu hỏi của chính quý vị để mang theo trong lần tiếp theo đến gặp nhà cung cấp dịch vụ y tế. Ví dụ:
Tôi có thể tập luyện không?
Khi nào thì tôi nên gọi cho bác sĩ?
©2015, Hiệp Hội Tim Mạch Hoa Kỳ (American Heart Association)
No comments:
Post a Comment