Bệnh Zona-Thần-Kinh (shingles)/ giời leo (herpes zoster virus)
Bạn đã chủng ngừa bệnh Shingles chưa?
Ngày 15 tháng 5 năm 2008 vừa qua, Cơ Quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra đề nghị quý vị cao niên từ 60 tuổi trở lên nên chủng ngừa bệnh Shingles.
Ngày 15 tháng 5 năm 2008 vừa qua, Cơ Quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ đã đưa ra đề nghị quý vị cao niên từ 60 tuổi trở lên nên chủng ngừa bệnh Shingles.
Shingles là bệnh do một loại siêu vi gây ra. Hiện nay, hàng năm tại Hoa Kỳ có khoảng 1 triệu trường hợp mà quá nửa là ở người trên 60 tuổi. Đây là một bệnh khá phổ biến với các dấu hiệu từ vừa phải tới rất đau đớn, khó chịu.
Vậy xin cùng tìm hiểu về bệnh này.
Shingles hoặc Zona-Thần-Kinh, có tên y học là Herpes Zoster.
Bà con dân gian mình còn gọi là bệnh "giời leo" hoặc "giời bò".
Nhưng thực ra "giời leo" là do một loại côn trùng, khi bám vào người, làm ta khó chịu, lấy tay đập chết. Xác trùng chẩy nước, gây ngứa và mụn nước trên da.
Hoặc nhiều người tin rằng, quần áo phơi đêm ngoài trời, có con "giời" tiểu vào đó. Khi mặc quần áo, nước tiểu gây ngứa với mụn rộp trên da.
Và bà con mình thường chữa bằng cách đắp trên da đau với gạo nếp và đậu xanh nhai vụn hoặc với các loại lá, cho mát. Hoặc đi các thầy cúng để làm phép khoanh tròn vết đau ở một chỗ, không cho lan ra ngoài.
Herpes là bệnh viêm ngoài da do virus gây ra mà đặc điểm là có những mụn nước nhỏ.
Có ba loại herpes thường gặp là:
-H. Simplex (Loét Lạnh) với các bóng nước ở miệng, cửa mình, và viêm kết mạc;
-H. Genital lan truyền do giao hoan, với vết thương rất đau ở cơ quan sinh dục và
-H. Zoster hoặc shingles , tiếng Việt là Zona thần kinh.
Nguyên nhân:
Zona-thần-kinh do virus varicella-zoster gây ra. Đây cũng là virus gây ra bệnh thủy đậu chickenpox. Sau khi bị bệnh thủy đậu, siêu vi này có thể quy ẩn cả nhiều năm trong hạch của rễ sau dây thần kinh tủy sống, rồi đến một thời gian nào đó sẽ tái xuất hiện, gây ra bệnh shingles.
[Những chỗ trong thân thể có thể bị là : lưng, mặt, cổ, ngực, dùi, cánh tay, mắt, v.v. tuỳ theo đường dây thần kinh. ]
Với lý do chưa được giải thích, các triệu chứng bệnh xuất hiện thành từng đợt, lớp này nối tiếp lớp kia.
Dấu hiệu sớm của bệnh là cảm giác nhạy cảm. đau hoặc như kim châm nhoi nhói, ngứa, cháy rát (burning) trên một vùng da. Cảm giác này chỉ có ở vùng cơ thể chịu ảnh hưởng của dây thần kinh chứa virus. Thường thường chỉ có một dây thần kinh tủy sống bị virus tấn công. Bệnh nhân cũng bị nhức đầu, đau mình, lên cơn sốt nhẹ.
Sau vài ba ngày thì những mụn rộp nhỏ bé xuất hiện trên nền da màu đỏ. Mụn nước sẽ lan rộng tới một vùng da: có thể là một khuôn vuông ở thắt lưng, ở cạnh sườn từ xương sống tới xương ức, bàn chân, bàn tay, hoặc một bên mặt, da đầu. Điểm đặc biệt là mụn nước thường chỉ ở một phía, ít khi lan qua đường ranh giới giữa thân mình.
Mới đầu mụn nước trong, sau đó thành đục có mủ, lõm ở giữa. Khi mụn nước xuất hiện thì nóng sốt cũng thuyên giảm.
Mụn nước khô đi sau vài tuần lễ, để lại một lớp vẩy. Vẩy rụng sau vài tuần lễ. Da sẽ có sẹo tròn màu bạc xếp thành từng nhóm. Cơn đau trên da có thể vẫn tồn tại.
Rủi ro mắc bệnh:
Zona-Thần-Kinh có ở mọi lứa tuổi nhưng thường hay thấy từ 50 tuổi trở lên.
Bệnh cũng thường có ở:
-Người bị suy giảm tính miễn dịch.-Người nhiễm HIV.-Người bị bệnh tăng phát triển tế bào mới như ung thư.-Bệnh nhân đang điều trị với hóa chất ức chế miễn dịch.-Người tiếp nhận ghép bộ phận cơ thể.-Sau những căng thẳng tinh thần.
Virus tấn công rễ dây thần kinh tủy và vùng da chịu ảnh hưởng của dây thần kinh này.
Bệnh có thể tái phát nhất là nếu ta dùng các dược phẩm làm giảm tính miễn dịch của cơ thể.
Nhờ có hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể với sự tấn công mới của siêu vi thủy đậu, nên ta không bị lây bệnh zona từ người khác nếu đã bị thủy đậu. Tuy nhiên ta có thể bị thủy đậu nếu ta chưa có tính miễn dịch và không được bảo vệ khi tiếp xúc với người bị bệnh zona ngoài da.
Chẩn Đoán
Định bệnh căn cứ vào y sử, đặc điểm của các triệu chứng, hình dạng và vị trí của các mụn nước trên da.
Bác sĩ cũng có thể tìm nuôi virus từ chất lỏng của bóng nước.
Phương pháp miễn dịch huỳnh quang (immunofluorescence assay) để quan sát số lượng kháng thể hoặc kháng nguyên tại mô bào chính xác hơn và cũng tiết kiệm hơn.
Bệnh nguy hiểm không?
Bình thường thì zona là bệnh không nguy hiểm. Nhưng người bệnh chịu một sự đau đớn ở vùng da bị bệnh liên tục có khi tới cả tháng hoặc cả năm. Cái đau kinh khủng, gậm nhấm, cực khổ cả về thể xác lẫn tinh thần này thấy ở quá bán số bệnh nhân ở lão nhân trên 70.
Zona tiêu hủy tế bào thần kinh tủy sống và làm rối loạn chức năng dẫn truyền tín hiệu từ ngoài da. Có bệnh nhân tả nhiều loại đau xảy ra kế tiếp hoặc cùng một lúc.
Khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn nước sẽ mọc ra trên mặt, trong miệng và mắt. Nếu mụn mọc gần mắt, cần đi bác sĩ nhãn khoa ngay vì khi mắt mà bị nhiễm thì thị giác bị mất luôn.
Có trường hợp, bệnh lan tới tai khiến tai trong đau, cảm giác trên mặt tê liệt, vị giác giảm, mắt mờ, mỏi.
Tuy không nguy hiểm nhưng zona có thể trầm trọng nếu hệ thống miễn dịch suy yếu hoặc khi bị các bệnh kinh niên tàn phá như ung thư.
Một biến chứng nguy hiểm là đau-dây-thần-kinh-sau-zona (postherpetic neuralgia), nhất là ở quý vị cao niên. Các cơn đau này đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành.
Khi mụn rộp còn nước, bệnh zona có thể lan truyền sang người khác, nếu những người này chưa bị bệnh thủy đậu. Nhưng họ không bị bệnh zona mà lại bị bệnh thủy đậu. Khi đã bị thủy đậu, họ không bị nhiễm bệnh zona nữa.
Điều trị:
Điều trị zona càng sớm càng tốt, nhất là trong vòng 72 giờ kể từ khi bệnh xuất hiện.
Chữa mau, chữa mạnh có thể thu ngắn thời gian bệnh, ngăn chặn sự tàn phá của dây thần kinh và giảm thiểu đau.
Các dược phẩm thường dùng là acyclovir (Zovirax), famiclovir (Famvir), Valacyclovir (Valtrex). Bác sĩ sẽ chọn lựa thuốc thích hợp với bệnh trạng. Các thuốc này tương đối an toàn, công hiệu nhưng khá đắt.
Có thể dùng thêm các thuốc chống viêm và thuốc chống đau như acetaminophen, ibuprofen.
Corticosteroid cũng được dùng để làm vết thương mau lành và giảm đau ở bệnh nhân có thể dùng thuốc này.
Đôi khi phải dùng tới cả thuốc chống trầm cảm như Ealavil.
Cần giữ gìn vết đau trên da sạch sẽ, che phủ mụn nước với lớp băng vải mỏng để tránh cọ sát với quần áo cũng như bội nhiễm với các vi khuẩn khác.
Với bệnh nhân bị đau-thần-kinh-sau- zona kéo dài nhiều tháng, đôi khi cả năm khi không còn tổn thương trên da.
Trong các trường hợp này phải dùng đến dược phẩm chống đau như chất opiod, thuốc chống động kinh Gabapentin (Neurotonin) , carbamazepin (Tegretol), thuốc chống trầm cảm Elavil.
Có thể dùng kem thoa có chất chiết capsaicin từ trái ớt (Zostrix) hoặc lidocain dán trên da, aspirin gel, voltarel gel để giảm cơn đau dây thần kinh, khi da đã lành.
Nhiều bệnh nhân cảm thấy bớt đau ngay sau khi dây thần kinh giao cảm được ức chế hoặc sau khi châm cứu, kích thích điện.
Chủng ngừa
Năm 2006, thuốc chủng ngừa Zostavax được chấp thuận.
Theo Cơ quan Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA), những người như sau cần chủng ngừa:
-Người từ 60 tuổi trở lên, nên chích ngừa, vì theo cơ quan này, bệnh có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào, nhưng lớp người trên 60 thư thường bị zona nhiều hơn.
-Người có các bệnh ảnh hưởng tới sự miễn dịch như bệnh HIV, ung thư hoặc người đang uống thuốc ức chế miễn dịch như steroid và dược phẩm uống sau khi tiếp nhận ghép bộ phận.
-Với lớp tuổi dưới 60 tuổi, nên tham khảo ý kiến bác sĩ vì hiện nay thuốc chỉ được nghiên cứu và áp dụng với người trên 60 tuổi.
Người đã bị shingles cũng cần chủng ngừa nhưng nên đợi 2 năm.
Theo cơ quan Kiểm Soát Thực Dược Phẩm Hoa Kỳ, vaccin có khả năng giảm thiểu rủi ro bị shingles tới 50%, đối với người từ 60 tuổi trở lên. Và với lớp tuổi 60-69, công hiệu lên tới 64%.
Một trở ngại là chi phí thuốc chủng khá cao: 150- 200 mỹ kim cho một lần chủng ngừa. Đa số bảo hiểm không trả chi phí này. Người có Medicare chủng ngừa nằm trong phần D về dược phẩm.
Kết luận
Shingles là bệnh do virus herpes zoster gây ra. Virus này cùng loại với virus gây ra bệnh thủy đậu (chickenpox) .
Bệnh shingles hoàn toàn khác với bệnh nhiễm herpes simplex ở cơ quan sinh dục.
Shingles có thể điều trị được với các loại thuốc đặc nhiệm chống virus đã nêu ra ở trên. Kháng sinh không có tác dụng nào đối với virus.
BÁC SĨ NGUYỄN Ý-ĐỨC
Ở Việt Nam, chẳng cứ người bình dân ít học, mà ngay người học thức đầy bồ, nếu thấy trên cổ, trên mặt, trên lưng, bắp vế, bắp tay, thậm chí cả khu “tam giác quỷ” của mình, xuất hiện một vệt đỏ hơi sần sùi mụn cám. Ban đầu còn tưởng bị côn trùng đốt hoặc nổi mề đay nhưng thấy vết đỏ nọ không lặn, mụn cám phồng dần, không ngứa mà lại đau nhức, họ biết ngay đã bị giời leo. Thay vì đi bác sĩ, họ lại tìm tới thầy khoán. Chung quanh việc chữa bệnh giời leo bằng cách khoán, có nhiều điều “hơi bị lạ”.
Thầy "khoán" chữa bệnh
Từ thầy khoán...Khoán: hiểu nôm na là giao phó, lãnh nhận trọn vẹn (trong nghĩa bán khoán, nhận khoán, mua khoán). Trong bệnh giời leo (cả bệnh quai bị) khoán có nghĩa là “rào” vùng bị đau lại, không cho bệnh “dời” hay “leo” sang chỗ khác. Khi con bệnh đến xin khoán, nếu thấy vết đỏ chưa lan rộng, mụn chưa chảy nước, người bệnh chưa bị những cơn đau nhức dữ dội hành hạ thì có nghĩa mới bị một tuần đổ lại, và cơ may chữa lành bệnh là trăm phần trăm, thầy khoán sẽ dùng vôi ăn trầu (hay mực tầu) vẽ một vòng tròn quanh vết đỏ để phong tỏa “giời”. Quá trình chữa bệnh diễn ra chừng một phút, không đau đớn, không va chạm, không uống thuốc, dán bùa, quất roi dâu như kiểu trục bệnh của thầy pháp.
Người chữa chỉ đơn giản đốt ba nén nhang, bảo người bệnh nhắm mắt lại, quơ nhang vẽ ngoằn ngoèo trước vết đau, đọc lầm thầm vài câu gì đó, rồi ngậm một nhúm bột trắng (là gạo và nếp giã chung) nhắm thẳng những vết sưng đỏ trong vòng khoán thổi phù phù. Thầy thổi xong, người bệnh ra về. Tối mai, tối mốt đến khoán tiếp. Đủ ba tối thì thôi. Vết đỏ bớt sưng tấy, chuyển từ mầu đỏ sang đỏ sẫm, rồi thâm đen. Các mụn khô mặt, tróc vẩy. Bệnh lui dần, hết hẳn.
Để tạ thầy, thường con bệnh mua đĩa trái cây hay trà bánh cúng tổ. Cũng có người “bỏ bao thư” nhưng chỉ năm ba chục ngàn gọi là. Nói về những khoản thu nhập ít ỏi, thất thường này, thầy Ba Nghĩa ở Tân Uyên- Bình Dương cho biết hai mươi tám năm làm thầy khoán giời leo, khoán quai bị, chữa trật khớp tay chân hầu như thầy chỉ “ăn hương ăn hoa” là chính. Ai làm thầy khoán cũng đều vậy, chẳng riêng thầy, nghĩa là phải mưu sinh bằng nghề khác, còn khoán chỉ coi là duyên, là nghiệp chứ không phải nghề. Người làm thầy khoán, lúc thọ giáo với sư phụ, phải thề không ăn tiền, không lợi dụng người bệnh. Nếu làm trái lời thề, sẽ tự nhiên bị “phế võ công”.Lý giải nguyên nhân gây bệnh giời leo, dân gian đều bảo tại con giời - một loài côn trùng phát lân tinh giống đom đóm nhưng chỉ nhỏ cỡ đầu tăm - gây ra. Chặp tối, giời bay kiếm ăn, quẹt trúng quần áo phơi ngoài trời. Lỡ mặc phải quần áo bị giời quẹt trúng này đương nhiên bị bệnh giời leo (có lẽ vì thế, ở thôn quê, người ta không phơi đồ ban đêm).
Một nữ bệnh nhân, kẻ viết bài gặp ở chỗ thầy Ba Nghĩa, kể thoạt đầu nghi bị giời leo nhưng mới xin được việc làm, không dám nghỉ đi trị bệnh, sợ mất việc, đành ở nhà, ai chỉ gì làm đó. Từ giã đậu xanh, giã lá chùm ruột đắp chỗ đau, tới “âm thầm” viết tên tuổi vô lá mướp đắng, gói kín, không nói cho ai hay, lén giắt dưới ông táo. Rốt lại, sau mươi bữa, vết giời leo từ bụng lan ra sau lưng. Lan tới đâu nhức kêu trời tới đó. Khi người nhà chở chị tới xin khoán, xem vết thương xong, thầy Ba Nghĩa thở dài. Người nhà lo lắng hỏi, chữa được không thầy. Thầy Ba nói mát, sao không đợi giời chạy giáp vòng luôn hẵng tới. Chạy giáp vòng thì sao? Thì chết chứ sao! Kinh nghiệm cho thấy, mới phát bệnh giời leo mà khoán ngay thì hết dễ dàng. Nếu bệnh đã phát kịch liệt, “giời” chạy lung tung, các dây thần kinh bị thương tổn nặng, việc chữa trị sẽ rất khó khăn, lâu lắc, thậm chí không tác dụng. Tân Uyên, Tân Ba, Thành Hội, người chết vì giời leo thỉnh thoảng vẫn có...
Nói tóm lại, giời leo là bệnh quái ác, không nên coi thường. Người bị giời leo một lần rồi chưa chắc được miễn nhiễm. Đang chữa giời leo bằng cách khoán, phải kiêng ăn “đồ phong” như tôm cua, thịt bò. Đặc biệt, không được viếng đám ma. Cũng không nên phối hợp vừa chữa thuốc tây vừa đi khoán, trừ khi muốn “thăng thiên” sớm.
Tới Bác sĩ...Với những chứng cớ khoa học, giới Tây y đã minh oan cho con giời, đồng thời chỉ đích danh thủ phạm gây bệnh giời leo là virus Herpes Zoster (cũng là virus gây bệnh thủy đậu). Bệnh này tuổi nào cũng có thể “được” nếm mùi nhưng ưu tiên nhất vẫn là các vị tuổi 60 trở lên (tính trung bình, ở Mỹ, trong số trên dưới một triệu người mắc bệnh giời leo mới hàng năm thì phân nửa là người cao tuổi). Khi mới bệnh, đi bác sĩ ngay thì sẽ không nếm được những cơn đau “như có hàng trăm con ong cùng chích một lúc” hay “như có cái khoan khoan xoáy vào trong xương tủy”. Bệnh nhân được khuyến cáo không đắp các thứ lá vớ vẩn dễ nhiễm trùng da, không cúng quẩy, bùa chú mà phải sử dụng vài biệt dược như Acyclovir (uống 5 lần/ ngày, từ 7 ngày- 10 ngày) hay Valacyclovir (3 lần/ ngày, uống 7 ngày), Famcyclovir (3 lần/ ngày- uống 7 ngày), đồng thời đắp gạc mỏng lên vết thương, giúp ngăn không cọ xát vào quần áo. Tùy theo thể tạng người bệnh, tình trạng bệnh, những loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm, tăng sức đề kháng có thể được bác sĩ chỉ định dùng thêm.
Một “cụ tao” (tuổi cụ nhưng thích xưng tao) trong làng báo trước năm 75, hai năm trước sang Mỹ theo diện bảo lãnh, mới đây “bò” về trong tình trạng điếc một tai, suýt mù một mắt và bả vai thì “vô cùng bi kịch”. Ông này diễn tả “giá có súng, tao nhờ mày bắn nát vai tao, có lẽ còn dễ chịu hơn”. Vì sao nên nỗi? Thì giời leo! Sao không đi khoán? Khoán con khỉ! Bị lúc đang ở Hawai với đám con cháu. Biết kiếm đâu ra thầy khoán An Nam. Đòi về, chúng không cho về một mình. Để cả bọn vì mình, kéo về hết thì mất vui. Thế là cứ cắn răng chịu. Hết một tuần, về lại San Jose. Chỗ này mách ông A, chỗ kia mách ông B. Khốn nỗi chả ông nào ở gần. Muốn tới họ, phải cưỡi máy bay, phải cậy con đưa đón. Mà con thì bận đi làm. Đành nằm nhà, gọi bạn (cũng già) đến khiêng đi chữa trị.
Qua tay vài lang Tây, lang Ta, thầy khoán. Thầy nào cũng lắc đầu ái ngại bảo để trễ quá, chữa không ăn thua! Con cái đành đưa “cụ tao” về lại Sài Gòn, chuẩn bị cho cụ “lên đường’.
Nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt
Nghe kẻ viết bài nhắc “đồ giời leo khốn nạn”, cụ ngồi bật dậy, tuôn một tràng những hiểu biết thu thập từ internet, bạn bè, và nhất là từ “cái thằng tao”. Cụ dặn đi dặn lại “mày” viết cho bên ấy biết, bệnh giời leo (còn gọi là bệnh Zona thần kinh hay bệnh Shingles) là không chủ quan được đâu. Bị, thì cố tìm cách chữa ngay. Đừng sợ phiền con cháu. Đừng nghĩ mình chịu được mà nằm nhà uống thuốc cầm chừng. Làm thế, trước sau gì cũng chết, không phải chết vì bệnh, mà chết vì đau đớn. Đau giời leo không đau nào so được, kể cả đau đẻ, vì đau đẻ chỉ một hai ngày là nhiều, trong khi đau giời leo vừa dữ dội vừa dai dẳng hàng năm trời. Chịu đau cỡ tao - ngã mô tô, dám ngồi tại chỗ, nhấc cái đầu gối lên, cầm cục xương lòi ra trắng hếu...Vậy mà bị giời leo hành, đang nằm, cơ thể tự động giật “pực pực’, nhào luôn xuống giường. Thằng con vội lôi ngay xô nước đá...
Ấy là nghe kể thôi, chứ lúc đó ngất rồi, biết gì đâu. Nhiều vị biết chuyện đâm ra sợ hãi. Các vị hỏi làm sao phòng trừ ác bệnh. Xin nói ngay, trừ thì chưa có, nhưng phòng thì có rồi. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, ở bang Texas- Mỹ, trong một bài viết trên internet về bệnh giời leo, cho biết, ở Mỹ, từ năm 2006, thuốc chủng ngừa đã được lưu hành.Tóm lại, trong cuộc chiến phòng và diệt bệnh giời leo, lang Tây và lang Ta, một bên đại diện cho khoa học thực nghiệm, một bên đại diện cho khoa học... huyền bí, chỉ giống nhau ở chỗ cùng thừa nhận bệnh giời leo gây đau đớn dữ dội, nếu chạy chữa ngay trong tuần đầu thì “no problem” (để muộn có thể gây biến chứng nặng cho vài bộ phận cơ thể hoặc nguy tới tính mạng), còn kỳ dư, hai “lang” khác nhau một trời một vực trong cách giải thích nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh. Đọc đến đây, nếu quí độc giả nào đột nhiên phát hiện trên mình một vệt da mầu đỏ, dầy bì bì, lấm tấm mụn, không ngứa mà chỉ đau nhức thì... ôi thôi rồi! Mau mau đi bác sĩ hoặc kịp tìm thầy khoán. Đừng để chậm trễ, đến lúc phải miễn cưỡng “leo lên giời” theo diện giời leo thì coi như bổn báo mất đứt một độc giả trung thành. Sẽ buồn và tiếc thương lắm đấy!
Bệnh này (shingle) đang được Super Market Pharmacy SAFEWAY quảng cáo chích ngừa(ngay trong chợ). Nếu bạn 60 tuổi hay già hơn, bảo-hiểm sức-khỏe của bạn trả 100%. Bằng không bạn phải trả $209.99.
Chích trên cách tay gần vai kim chích vào tay chỉ đau bằng 1 phần ngàn của sự đau-đớn nếu đã bị bệnh và đau (off & on) kéo dài hàng năm trời.
Bệnh này già hay trẻ cũng bị bệnh nhưng vào tuổi già thì dễ mắc bệnh hơn (vì hệ-thống miễn-nhiễm yếu).
Xuân Hằng
Thầy "khoán" chữa bệnh
Từ thầy khoán...Khoán: hiểu nôm na là giao phó, lãnh nhận trọn vẹn (trong nghĩa bán khoán, nhận khoán, mua khoán). Trong bệnh giời leo (cả bệnh quai bị) khoán có nghĩa là “rào” vùng bị đau lại, không cho bệnh “dời” hay “leo” sang chỗ khác. Khi con bệnh đến xin khoán, nếu thấy vết đỏ chưa lan rộng, mụn chưa chảy nước, người bệnh chưa bị những cơn đau nhức dữ dội hành hạ thì có nghĩa mới bị một tuần đổ lại, và cơ may chữa lành bệnh là trăm phần trăm, thầy khoán sẽ dùng vôi ăn trầu (hay mực tầu) vẽ một vòng tròn quanh vết đỏ để phong tỏa “giời”. Quá trình chữa bệnh diễn ra chừng một phút, không đau đớn, không va chạm, không uống thuốc, dán bùa, quất roi dâu như kiểu trục bệnh của thầy pháp.
Người chữa chỉ đơn giản đốt ba nén nhang, bảo người bệnh nhắm mắt lại, quơ nhang vẽ ngoằn ngoèo trước vết đau, đọc lầm thầm vài câu gì đó, rồi ngậm một nhúm bột trắng (là gạo và nếp giã chung) nhắm thẳng những vết sưng đỏ trong vòng khoán thổi phù phù. Thầy thổi xong, người bệnh ra về. Tối mai, tối mốt đến khoán tiếp. Đủ ba tối thì thôi. Vết đỏ bớt sưng tấy, chuyển từ mầu đỏ sang đỏ sẫm, rồi thâm đen. Các mụn khô mặt, tróc vẩy. Bệnh lui dần, hết hẳn.
Để tạ thầy, thường con bệnh mua đĩa trái cây hay trà bánh cúng tổ. Cũng có người “bỏ bao thư” nhưng chỉ năm ba chục ngàn gọi là. Nói về những khoản thu nhập ít ỏi, thất thường này, thầy Ba Nghĩa ở Tân Uyên- Bình Dương cho biết hai mươi tám năm làm thầy khoán giời leo, khoán quai bị, chữa trật khớp tay chân hầu như thầy chỉ “ăn hương ăn hoa” là chính. Ai làm thầy khoán cũng đều vậy, chẳng riêng thầy, nghĩa là phải mưu sinh bằng nghề khác, còn khoán chỉ coi là duyên, là nghiệp chứ không phải nghề. Người làm thầy khoán, lúc thọ giáo với sư phụ, phải thề không ăn tiền, không lợi dụng người bệnh. Nếu làm trái lời thề, sẽ tự nhiên bị “phế võ công”.Lý giải nguyên nhân gây bệnh giời leo, dân gian đều bảo tại con giời - một loài côn trùng phát lân tinh giống đom đóm nhưng chỉ nhỏ cỡ đầu tăm - gây ra. Chặp tối, giời bay kiếm ăn, quẹt trúng quần áo phơi ngoài trời. Lỡ mặc phải quần áo bị giời quẹt trúng này đương nhiên bị bệnh giời leo (có lẽ vì thế, ở thôn quê, người ta không phơi đồ ban đêm).
Một nữ bệnh nhân, kẻ viết bài gặp ở chỗ thầy Ba Nghĩa, kể thoạt đầu nghi bị giời leo nhưng mới xin được việc làm, không dám nghỉ đi trị bệnh, sợ mất việc, đành ở nhà, ai chỉ gì làm đó. Từ giã đậu xanh, giã lá chùm ruột đắp chỗ đau, tới “âm thầm” viết tên tuổi vô lá mướp đắng, gói kín, không nói cho ai hay, lén giắt dưới ông táo. Rốt lại, sau mươi bữa, vết giời leo từ bụng lan ra sau lưng. Lan tới đâu nhức kêu trời tới đó. Khi người nhà chở chị tới xin khoán, xem vết thương xong, thầy Ba Nghĩa thở dài. Người nhà lo lắng hỏi, chữa được không thầy. Thầy Ba nói mát, sao không đợi giời chạy giáp vòng luôn hẵng tới. Chạy giáp vòng thì sao? Thì chết chứ sao! Kinh nghiệm cho thấy, mới phát bệnh giời leo mà khoán ngay thì hết dễ dàng. Nếu bệnh đã phát kịch liệt, “giời” chạy lung tung, các dây thần kinh bị thương tổn nặng, việc chữa trị sẽ rất khó khăn, lâu lắc, thậm chí không tác dụng. Tân Uyên, Tân Ba, Thành Hội, người chết vì giời leo thỉnh thoảng vẫn có...
Nói tóm lại, giời leo là bệnh quái ác, không nên coi thường. Người bị giời leo một lần rồi chưa chắc được miễn nhiễm. Đang chữa giời leo bằng cách khoán, phải kiêng ăn “đồ phong” như tôm cua, thịt bò. Đặc biệt, không được viếng đám ma. Cũng không nên phối hợp vừa chữa thuốc tây vừa đi khoán, trừ khi muốn “thăng thiên” sớm.
Tới Bác sĩ...Với những chứng cớ khoa học, giới Tây y đã minh oan cho con giời, đồng thời chỉ đích danh thủ phạm gây bệnh giời leo là virus Herpes Zoster (cũng là virus gây bệnh thủy đậu). Bệnh này tuổi nào cũng có thể “được” nếm mùi nhưng ưu tiên nhất vẫn là các vị tuổi 60 trở lên (tính trung bình, ở Mỹ, trong số trên dưới một triệu người mắc bệnh giời leo mới hàng năm thì phân nửa là người cao tuổi). Khi mới bệnh, đi bác sĩ ngay thì sẽ không nếm được những cơn đau “như có hàng trăm con ong cùng chích một lúc” hay “như có cái khoan khoan xoáy vào trong xương tủy”. Bệnh nhân được khuyến cáo không đắp các thứ lá vớ vẩn dễ nhiễm trùng da, không cúng quẩy, bùa chú mà phải sử dụng vài biệt dược như Acyclovir (uống 5 lần/ ngày, từ 7 ngày- 10 ngày) hay Valacyclovir (3 lần/ ngày, uống 7 ngày), Famcyclovir (3 lần/ ngày- uống 7 ngày), đồng thời đắp gạc mỏng lên vết thương, giúp ngăn không cọ xát vào quần áo. Tùy theo thể tạng người bệnh, tình trạng bệnh, những loại thuốc giảm đau, chống trầm cảm, tăng sức đề kháng có thể được bác sĩ chỉ định dùng thêm.
Một “cụ tao” (tuổi cụ nhưng thích xưng tao) trong làng báo trước năm 75, hai năm trước sang Mỹ theo diện bảo lãnh, mới đây “bò” về trong tình trạng điếc một tai, suýt mù một mắt và bả vai thì “vô cùng bi kịch”. Ông này diễn tả “giá có súng, tao nhờ mày bắn nát vai tao, có lẽ còn dễ chịu hơn”. Vì sao nên nỗi? Thì giời leo! Sao không đi khoán? Khoán con khỉ! Bị lúc đang ở Hawai với đám con cháu. Biết kiếm đâu ra thầy khoán An Nam. Đòi về, chúng không cho về một mình. Để cả bọn vì mình, kéo về hết thì mất vui. Thế là cứ cắn răng chịu. Hết một tuần, về lại San Jose. Chỗ này mách ông A, chỗ kia mách ông B. Khốn nỗi chả ông nào ở gần. Muốn tới họ, phải cưỡi máy bay, phải cậy con đưa đón. Mà con thì bận đi làm. Đành nằm nhà, gọi bạn (cũng già) đến khiêng đi chữa trị.
Qua tay vài lang Tây, lang Ta, thầy khoán. Thầy nào cũng lắc đầu ái ngại bảo để trễ quá, chữa không ăn thua! Con cái đành đưa “cụ tao” về lại Sài Gòn, chuẩn bị cho cụ “lên đường’.
Nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt
Nghe kẻ viết bài nhắc “đồ giời leo khốn nạn”, cụ ngồi bật dậy, tuôn một tràng những hiểu biết thu thập từ internet, bạn bè, và nhất là từ “cái thằng tao”. Cụ dặn đi dặn lại “mày” viết cho bên ấy biết, bệnh giời leo (còn gọi là bệnh Zona thần kinh hay bệnh Shingles) là không chủ quan được đâu. Bị, thì cố tìm cách chữa ngay. Đừng sợ phiền con cháu. Đừng nghĩ mình chịu được mà nằm nhà uống thuốc cầm chừng. Làm thế, trước sau gì cũng chết, không phải chết vì bệnh, mà chết vì đau đớn. Đau giời leo không đau nào so được, kể cả đau đẻ, vì đau đẻ chỉ một hai ngày là nhiều, trong khi đau giời leo vừa dữ dội vừa dai dẳng hàng năm trời. Chịu đau cỡ tao - ngã mô tô, dám ngồi tại chỗ, nhấc cái đầu gối lên, cầm cục xương lòi ra trắng hếu...Vậy mà bị giời leo hành, đang nằm, cơ thể tự động giật “pực pực’, nhào luôn xuống giường. Thằng con vội lôi ngay xô nước đá...
Ấy là nghe kể thôi, chứ lúc đó ngất rồi, biết gì đâu. Nhiều vị biết chuyện đâm ra sợ hãi. Các vị hỏi làm sao phòng trừ ác bệnh. Xin nói ngay, trừ thì chưa có, nhưng phòng thì có rồi. Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, ở bang Texas- Mỹ, trong một bài viết trên internet về bệnh giời leo, cho biết, ở Mỹ, từ năm 2006, thuốc chủng ngừa đã được lưu hành.Tóm lại, trong cuộc chiến phòng và diệt bệnh giời leo, lang Tây và lang Ta, một bên đại diện cho khoa học thực nghiệm, một bên đại diện cho khoa học... huyền bí, chỉ giống nhau ở chỗ cùng thừa nhận bệnh giời leo gây đau đớn dữ dội, nếu chạy chữa ngay trong tuần đầu thì “no problem” (để muộn có thể gây biến chứng nặng cho vài bộ phận cơ thể hoặc nguy tới tính mạng), còn kỳ dư, hai “lang” khác nhau một trời một vực trong cách giải thích nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh. Đọc đến đây, nếu quí độc giả nào đột nhiên phát hiện trên mình một vệt da mầu đỏ, dầy bì bì, lấm tấm mụn, không ngứa mà chỉ đau nhức thì... ôi thôi rồi! Mau mau đi bác sĩ hoặc kịp tìm thầy khoán. Đừng để chậm trễ, đến lúc phải miễn cưỡng “leo lên giời” theo diện giời leo thì coi như bổn báo mất đứt một độc giả trung thành. Sẽ buồn và tiếc thương lắm đấy!
Bệnh này (shingle) đang được Super Market Pharmacy SAFEWAY quảng cáo chích ngừa(ngay trong chợ). Nếu bạn 60 tuổi hay già hơn, bảo-hiểm sức-khỏe của bạn trả 100%. Bằng không bạn phải trả $209.99.
Chích trên cách tay gần vai kim chích vào tay chỉ đau bằng 1 phần ngàn của sự đau-đớn nếu đã bị bệnh và đau (off & on) kéo dài hàng năm trời.
Bệnh này già hay trẻ cũng bị bệnh nhưng vào tuổi già thì dễ mắc bệnh hơn (vì hệ-thống miễn-nhiễm yếu).
Xuân Hằng
No comments:
Post a Comment