Monday, February 29, 2016

Dinh dưỡng cho người mắc huyết áp cao

Tôi được biết chế độ ăn uống có những ảnh hưởng nhất định tới việc khắc phục tình trạng của bệnh cao huyết áp. Vậy xin cho hỏi loại thực phẩm nào tôi nên ăn và nên tránh để có thể mau chóng cải thiện tình hình?

Trả lời:
Cao huyết áp là căn bệnh nguy hiểm và khá phổ biến do những biến chứng liên quan đến tim mạch. Người bị coi là mắc bệnh khi huyết áp từ 140/90 trở lên (140 là huyết áp tối đa hay tâm thu, còn 90 là huyết áp tối thiểu hay tâm trương).
Chế độ ăn uống của bệnh nhân cao huyết áp có ảnh hưởng trực tiếp tới tình trạng của bệnh. Theo các chuyên gia nghiên cứu tại đại học Harvard, chế độ ăn uống khoa học, phù hợp chính là "liều thuốc quý" giúp nhanh chóng cải thiện chứng cao huyết áp.
Một cuộc khảo sát với 456 bệnh nhân mắc chứng huyết áp cao (160/90). Họ đã được áp dụng những chế độ ăn uống rất khoa học trong vòng 3 tuần với các tiêu chí như sau:
- Dần dần thay đổi thói quen ăn uống
- Chú trọng đến bữa ăn có nhiều cácbonhydrat như ngũ cốc, đậu.
- Ăn nhiều rau xanh và trái cây.
- Xem thịt như một phần hay thực phẩm "phụ" của bữa ăn.
- Cắt giảm chất béo.
- Một kết quả đáng mừng đã cho thấy huyết áp của họ đã giảm hơn so với thường lệ nhờ vào chế độ ăn uống khoa học (giảm từ 2,8 - 5,5mmg).
Sau đây là những loại thực phẩm bạn nên và không nên thu nạp khi bị mắc chứng tăng huyết áp:
- Tránh những loại thực phẩm có chứa hàm lượng Natri lớn.
Natri làm co mạch khiến cho các mạch máu trở nên hẹp hơn so với bình thường. Chính vì thế, sẽ cản trở quá trình lưu thông máu, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyện máu đến tim, gây nên chứng cao huyết áp.
Những loại thực phẩm có chứa nhiều natri như muối, thịt hộp, snack mặn, bơ và các loại thực phẩm đóng hộp khác.
- Nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều kali.
Các loại thực phẩm có chứa nhiều kali như chuối, khoai tây, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi. Những loại thực phẩm đã kể trên đặc biệt rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, giúp bạn có thể duy trì huyết áp ở mức ổn định.
- Hạn chế thêm muối vào các loại thực phẩm (nhất là rau)
Bạn thường có thói quen nêm muối vào các món ăn trong quá trình sơ chế và nấu, tuy nhiên điều này lại có những ảnh hưởng tiêu cực đến những bệnh nhân cao huyết áp. Bởi vậy bạn nên dần từ bỏ thói quen nêm muối vào các món ăn.
- Thay thế muối.
Hãy thay thế việc thu nạp muối hay các loại thực phẩm có chứa nhiều natri vào cơ thể bằng những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi và kẽm để giúp hạ thấp áp lực của máu..
Những loại thực phẩm có chứa nhiều canxi như sữa ít béo, đậu xanh, cá hồi cả xương, súp lơ, rau bina và đậu phụ. Loại thực phẩm chứ nhiều kẽm như các loại đậu và hạt như hướng dương, hạt vừng, lạc.
- Hạn chế "nạp" những chất béo no.
Chất béo no hay còn gọi là chất béo bão hoà chính là thủ phạm làm tăng thêm chất lipoproteins (LDL) gây ảnh hưởng xấu đến động mạch vành, chứng tăng huyết áp, dễ dẫn đến chứng xơ vữa động mạch.
Ngoài ra, bệnh huyết áp cao cũng có thể điều trị bằng việc dùng thuốc. Để biết rõ hơn về vấn đề này, bạn hãy tham khảo thêm ý kiến các bác sĩ chuyên khoa.
- Cắt giảm chất béo
Một kết quả đáng mừng đã cho thấy huyết áp của họ đã giảm hơn so với thường lệ nhờ vào chế độ ăn uống khoa học.
Sau đây xin đưa ra một thực đơn khoa học mà các chuyên gia khuyến cáo bạn nên tuân theo:
Cơ thể bạn mỗi ngày cần nạp khoảng 2.000calo từ những nhóm thực phẩm sau:
- Ngũ cốc : 8 phần
- Rau : 4 phần
- Trái cây : 5 phần
- Các sản phẩm từ bơ sữa đã gạn kem: 3 phần.
- Thịt, các loại thịt gia cầm, cá: 2 phần
- Các loại hạt, vừng, lạc: 1 phần
- Chất béo và dầu: 2,5 phần
Lưu ý: Bên cạnh kết hợp một chế độ ăn uống khoa học, bạn cần duy trì việc luyện tập đều đặn, kèm theo đó là bỏ thuốc lá, rượu; luôn giữ cho tâm lý ở trạng thái cân bằng, tránh căng thẳng.
Bạn nên giảm câm nếu bạn thuộc nhóm đối tượng thừa cân và béo phì.
Thu Hà
Theo GA

Số khổ
Nguyễn thị thanh Dương




Chị Bông đọc xong email của người bạn chỉ cách muối cà pháo ăn liền, lại còn minh họa theo một bát cà pháo dầm nước mắm tỏi ớt trông thật ngon lành hấp dẫn.
Suốt hai tuần lễ qua, chị lấy vacation về phố Bolsa, Calif. thăm người nhà, ăn uống thịt thà, tôm cá mỡ màng, nên bỗng thèm món ăn nhà quê dân dã này. Chị lái xe ngay ra chợ mua vài pound cà pháo, ăn đổi món và để giảm cân..Chị vẫn dùng cái cân ở nhà để kiểm tra trọng lượng của mình, sau chuyến đi chơi Calif, chị đã tăng 2 pounds.
Về nhà chị thực hiện như bạn chỉ, xẻ cà ra, ngâm nước muối cho ra bớt chất độc hại thâm đen. Trong khi chờ đợi cà còn ngâm trong chậu, chị Bông pha sẵn một bát nước mắm tỏi ớt đậm đà.
Món này chỉ ăn với cơm trắng cũng đủ ngon nhớ đời.
Khi chị vớt cà ra rửa lại để ngâm nước mắm thì anh Bông đi làm về đến. Nhìn thấy chậu cà pháo anh Bông kêu lên:
- Em rước cái món "Một qủa cà ba thang thuốc" này về làm gì?
- Chẳng lẽ mua cà pháo về để nhìn chơi? Ăn đấy, ai không thích thì thôi, đừng động chạm vào?đời tử của nhau.
- Anh mới hỏi mà em đã đanh đá rồi. Vậy mà em ước ao ở Mỹ có cuộc thi?vợ hiền? hay?Người phụ nữ dịu dàng? để em tham dự thi thố bản năng.
- Em có dữ như cọp cũng chưa bao giờ ăn thịt anh.
Anh Bông vội dịu giọng, lấy lòng vợ, cuộc đời anh đã từng trải qua thời đất nước chinh chiến nên bây giờ anh rất sợ?chiến tranh? dù với mụ đàn bà, vợ anh:
- Hình như em còn thích món gì nữa nhỉ? tự dưng anh quên mất..
Thấy chồng hỏi sở thích, chị Bông vui vẻ nhanh nhẩu:
- Khô cá lù đù.
Và tiếp luôn:
- Mà phải là khô cá lù đù từ Houston nhé, do ngư dân Việt Nam đánh bắt và chế biến thành cá khô ngay trên tàu nên chất lượng còn tươi ngon. Khô cá lù đù chiên ăn cơm hay cho mấy ông nhậu lai rai với vài lon bia thì không gì bằng. Anh nhắc làm em nhớ là nhà hết rồi, cuối tuần này đi chợ mua thêm mấy paỏdự trữ.
Anh Bông chép miệng, ái ngai kết luận:
- Em quanh năm suốt tháng phải ăn đói, nhịn thèm vì sợ mập, lại chỉ thích những món?cơ hàn?. Số em chắc là?Số khổ??
- Số khổ!!
Chị Bông lập lại và than thở:
- Em mà không nhịn ăn thì người em mập như cái lu mái vú hứng nước mưa ở nhà quê rồi. Chỉ riêng nước Mỹ có biết bao nhiêu người số khổ như em, kể cà các tài tử diễn viên hay các cô người mẫu nổi tiếng, kiếm tiền bạc triệu, ai cũng phải ăn kiêng để giữ gìn sức khỏe và vì lý do thẩm mỹ. Họ phải ăn dĩa sà lách to, ăn trái cây, uống mấy lít nước lã và đi bộ hay tập thể dục cả giờ mỗi ngày, điều ấy có sung sướng gì đâu. Cô Vitoria Beckham đấy, tiền có thể trải thảm dưới chân, mà có dám ăn uống gì, người gầy gò như con cò hương.
- Báo chí Mỹ lịch sự lắm, trông mặt cô ta đanh đá, người thì gầy như con ma đói thế mà khen đẹp, cũng như khen bà đệ nhất phu nhân nước Mỹ Obama diện hợp thời trang, lịch lãm.
- Thì họ giàu, họ nổi tiếng nên thiếu gì người xúm vào khen, trở về chuyện?số khổ? của em, tuy hình thức?cơ hàn? nhưng nội dung?qúy tộc? đấy anh. Cà pháo trắng tươi $2.99 một pound, khô cá lù đù không rẻ, ở nơi mình $7 một pound, tương đương với gía thịt bò ngon thượng hạng, nhưng hôm em ở phố Bolsa, vào chợ Việt Nam khô cá lù đù gía 8 đồng mấy một pound.
- Dù giá cả thế nào, cà pháo và cá khô vẫn là món nhà nghèo. Ðã thế thỉnh thoảng em còn thèm?khoai mì, khoai lang nữa chứ. Tội nghiệp!
- Hai món khoai quê ấy người Việt Nam nào mà không thèm! bảo đảm trong cuộc đời ai cũng đã ăn qua, cho dù là kẻ bần cố nông hay dân cao cấp, lá ngọc cành vàng.
- Nhưng sau 1975 Việt Cộng bắt toàn dân ăn độn khoai mì, khoai lang nên anh sợ cho đến hết cuộc đời luôn.
Anh Bông đi vào phòng tắm thay đồ, chị Bông vừa làm cà pháo vừa nhớ lại những ngày vừa qua ở Calif. Bố chị đang sống chung với gia đình người anh cả, rồi họ hàng chú, bác, anh chị em họ và bạn bè. Nên hai tuần vẫn chưa thấm vào đâu để chị thăm cho đủ những người thân.
Hết người nọ đến nhà kia mời đến nhà chơi, mời đi ăn nhà hàng. Khu Bolsa có nhà hàng nào ngon, nổi tiếng là chị được chiêu đãi ngay. Rồi lại tụ họp nhau ở nhà ai đó ăn uống?Pot Luck?, mỗi người mang đến một vài món, ăn đủ thứ ngon đến ngao ngán.
Chưa hết, một chị bạn còn hớn hở mang đến tặng chị món chả gìo tôm thịt loại đặc biệt do chính tay chị sản xuất và 2 khay bánh cam lăn mè chiên ròn, góp phần làm cho chị thêm béo mập. Ăn xong hai món này chị vừa thích thú vừa?ai oán? bạn hiền.
Chị đến thăm một chị bạn khác là chị Lan, bạn thân từ khi còn ở Việt Nam, chị Lan cũng như nhiều cư dân Bolsa Calif. khác nhất định mời chị Bông đi ăn nhà hàng cho đúng phép xã giao khi tiếp bạn bè ở xa. Chị Bông phải hết lời?năn nỉ?:
- Mấy bữa nay tôi ngán nhà hàng lịch sự qúa trời rồi, chị chiêu đãi tôi món?cơm chỉ đi. Nghe tiếng Calif. người Việt mình có món?cơm chỉ? mà tôi chưa được ăn bao giờ.
Chị Lan ngỡ ngàng nhìn chị Bông, tưởng đang đùa hay thử lòng dạ chị:
- Ai lại thế, bạn bè lâu mới gặp nhau chẳng lẽ để bạn ăn món bình dân bụi đời?
Chị Bông mỉm cười, xác nhận:
- Chị tưởng tôi mát dây hay dở hơi hả? Vì tôi thích mà, để biết thế nào là Bolsa thượng vàng hạ cám.
Thế là chị Lan bất đắc dĩ phải dẫn bạn ra chợ để?chỉ tay mua món ăn nào mình muốn. Vừa nhanh vừa rẻ tiền.
Ăn xong chị Lan pha cho chị Bông một ly nước đá chanh tươi, chanh hái ngay trong vườn nhà, chị Bông khen mùi nước chanh thơm mát, thì chị Lan nói:
- May qúa, bạn không bắt tôi dẫn ra ngồi uống cà phê giải khát ở vỉa hè, nhìn ông đi qua bà đi lại cho đủ bộ với món cơm chỉ này.
Bữa ăn?Cơm Chỉ? bình dân lại là bữa ngon nhất trong cuộc thăm viếng Calif. của chị Bông.
Anh Bông đã tắm xong mát mẻ đi ra. Chị Bông hào hứng nhắc lại:
- Hôm đi Calif. em chỉ thích món?cơm chỉ? rẻ tiền. Canh bầu nấu tôm khô và đậu hũ chiên dòn chấm nước mắm tỏi ớt.
- Anh đã nói số em?số khổ? mà. Ngoài cái chuyện?diet? khổ cực như người ta, em còn nhiều thứ khổ khác. Này nhé, từ ngày đến Mỹ đến giờ vẫn ở căn nhà thuở đầu đời, dù trong thời buổi gía nhà cửa rẻ bèo này chúng ta có thể mua căn nhà to hơn, đẹp hơn, ra tittle company chỉ mất thời gian làm giấy tờ chưa đến 1 tiếng đồng hồ là xong ngay vì chúng ta trả bằng tiền mặt.
Chị Bông cười cười công nhận:
- Sorry làm anh?khổ? lây, nhưng bản tính em ít khi thay đổi, với lại căn nhà cũ rích cà tàng này là kỷ niệm qúy gía trong những năm đầu tiên vợ chồng mình đến Mỹ, con mình đã lớn lên ở đây, những khổ cực vất vả, những toan tính ước mơ, ôi bao nhiêu là chuyện buồn vuỉnên em chẳng muốn rời xa. Với lại, các con đã đi học xa, chúng mình sẽ càng ngày càng gìa, mua nhà to đẹp ai ở cho hết, mất công anh? hút bụi lau nhà và làm em? sợ ma thêm chứ ích gì? được tiếng khen thì ho hen kèn cựa.
- Nhưng em cũng thích những căn nhà đẹp lắm mà? Mỗi lần đến nhà ai em đều khen và mơ ước.
- Chỉ trong phút giây cao hứng ấy thôi, về nhà mình em lại thấy căn nhà xấu của mình?đẹp nhất, vì một người bạn em đã nói?Căn nhà đẹp nhất là căn nhà trả hết nợ?. Vậy việc gì mình phải dọn đi đâu?
- Có nghĩa là mình cứ ở căn nhà xấu này suốt đời hả em?
Chị Bông vui vẻ:.
- Miễn là lòng mình thanh thản. Bản tính chung thủy của em cũng được? một người ghi nhận rồi đấy. Cách đây vài năm khi vợ chồng mình về thăm Việt Nam, em ra chợ, nơi mà ngày xưa sáng nào em cũng xách giỏ đi mua đồ ăn, em thích hàng nào là mua kinh niên ở hàng đó luôn, thí dụ thịt heo của bà Năm, thịt bò bà Sáu, cá tôm bà Bảỵ.v?v.. còn món hành ngò, tỏi ớt, thì em chuyên mua của một con bé chừng mười mấy tuổi, hàng của nó bày trên một cái mẹt, kê trên một cái thùng không, để dễ dàng?di tản? mỗi khi cảnh sát trật tự ra xua đuổi những kẻ bán hàng trên lòng lề đường. Khi vừa trông thấy em sau hơn 10 năm xa vắng, con bé?hành ngò? ngày xưa, khi ấy đã là một thiếu phụ trẻ, đã nhận ra em ngay và reo lên:? Cô này ngày xưa hay mua hành ngò của em nè?. Làm em bồi hồi cảm động như khi người ta gặp lại tình cũ.
Anh Bông cũng cảm động:
- Sao em không vào trong chợ ra mắt các bà hàng thịt, hàng tôm cá, hàng rau ria của em ngày xưa luôn thể?
- Hôm ấy em bận qúa, chỉ lướt qua ngoài chợ mà thôi.. Lần sau nếu về Việt Nam em sẽ thăm các bà ấy. Bảo đảm các bà sẽ nhận ra em vì em không bao giờ đi thẩm mỹ viện nên không thay đổi gì, ngoài chuyện tuổi đời gìa theo thời gian.
- Sẵn hôm nay em cởi mở anh liệt kê luôn một?nỗi khổ? nữa của em là chỉ thích đi xe rẻ tiền nhất, không chịu mua xe sang hơn, đầy đủ tiện nghi hơn, dù?.
Chị ngắt lời chồng:
- Tính em đơn gỉan và nhà quê anh ơi, càng văn minh, tiện nghi càng?làm khổ những người xớn xác, ba chớp ba nhoáng như em, thí dụ như lái xe trên highway ở Mỹ mà lộn đường thì phải đi cả mile may ra mới có chỗ U turn, còn ở Việt Nam thì mình cứ tấp xe vào lề đường và quay đầu xe lại. Hay vào phi trường ở Mỹ, bao nhiêu là hãng máy bay và bao nhiêu là cổng vào, chỉ riêng hãng American Airlines với số cổng của nó cũng đủ thấm mệt rồi nếu vào lộn cổng. Còn phi trường Tân Sơn Nhất của Việt Nam cứ việc đến ngay mặt tiền và bước vào là xong ngay.
- Em chỉ cà kê, anh đang nói chuyện cái xe mà?
- Em đang đi từ xa đến gần đấy, bây giờ mới vào mục tiêu, chủ đề chính. Chuyện mua xe thì loại rẻ tiền như Toyota Corolla là đủ rồi việc gì phải mua những loại cao cấp hơn cho rắc rối. Như cái xe Honda Acura của thằng con xài nửa vời, đổi xe mới, cho anh xài đó. Cái gì cũng tự động thêm?phiền. Thà cứ để em quay kính cửa xe bằng tay còn đúng ý hơn bấm nút cái rẹt mà vẫn có lúc cao lúc thấp phải bấm tới bấm lui.
- Ở đời, người ta cũng hay đánh gía người khác qua căn nhà, và cái xẻ
- Nhưng kẻ giàu người nghèo thì đủ loại tầng lớp, biết đâu là ranh giớỉ, em?khổ? vậy còn có kẻ khổ hơn. Ở hãng em có một chị Mỹ trắng đi làm bằng cái xe đời tám hoánh nào không biết, thỉnh thoảng lại thấy chị qúa giang ai đó đi làm vì xe hư, cho đến một ngày xe chị phải bán rẻ, bán tống táng đi vì sửa hoài tốn kém qúa. Thế là chị phải thương lượng đi nhờ người khác và trả tiền xăng cho họ trong khi chị để dành tiền mua một cái xe cũ khác.
Anh Bông gật gù:
- Nhiều người khó khăn lắm mới mua trả góp một chiếc xe cũ đấy.
- Bởi thế em chạy xe Toyota Corolla mới tinh dù là loại rẻ tiền trong họ hàng xe nhà nó cũng le lói lắm rồi. Còn những người giàu có cao sang hay người thích bề ngoài, chảnh chọe thì em không chạy theo họ được. Em chỉ sống cho chính mình nếu cảm thấy thoải mái. Cũng như vào mùa hè em không bao giờ xấy quần áo trong máy, mang ra vườn sau phơi, nắng gió làm khô nhanh và thơm tho quần áo một cách tự nhiên, khỏi cần xài giấy?Bouncẻ đỡ tốn tiền và đỡ tốn điện..
- Nhưng em coi chừng?gậy ông đập lưng ông? như hôm mua vé đi Calif. vừa rồi nhé. Tìm kiếm trên net hoài mới thấy giá rẻ nhất, từ phi trường DFW đến LAX gía 212 đồng, em còn?khoan khoan coi hãng American Airlines có hạ gía nữa không? Hay có bất cứ hãng nào thấp hơn không? Cho đến gần ngày đi em phải mua gía đắt gần gấp đôi gía ban đầu.
Chị Bông tiếc rẻ:
- Kinh nghiệm?đau thương thật. Mua vé máy bay mà hồi hộp như chơi sì dách ở sòng bài hay chơi stock online, gía cả lên xuống hàng phút, hàng giờ đến chóng mặt, mất tiền chư chơi, lần sau coi gía nào rẻ nhất là anh mua ngay cho em, đừng hỏi ý kiến em nữa.
- Ừ, anh biết rồi. Ðúng là?số khổ?.
Anh trêu chọc vợ:
- Sống thì đơn giản thế, mà toàn là mơ ước cao xa chín tầng mây. Có hai đứa con đều khích lệ, cầu mong chúng học ra bác sĩ, nha sĩ. Nhưng tiếc rằng mộng không thành.
Chị Bông lại tiếc rẻ:
- Nhà mình không có duyên với ngành nghề này. Nói theo ông bà cha mẹ mình là?nhà mình không có mả làm bác sĩ? em đành chịu. Vì làm bác sĩ, hay nha sĩ trước là sung túc cho bản thân mình và gia đình mình, sau là có cơ hội giúp đỡ những người nghèo khó. Người ta không dễ dàng móc túi ra cho người nghèo một vài trăm đô la, nhưng bác sĩ, nha sĩ có thể khám bệnh miễn phí, hay giảm gía tiền khám bệnh cho người nghèo, cũng là làm điều lành, điều phước thiện.
Anh Bông đồng tình:
- Ừ, đó là hai ngành nghề thuận tiện và có điều kiện để giúp đỡ người khác, còn làm dược sĩ, dù có thương xót cho bệnh nhân nghèo không có bảo hiểm, không đủ tiền mua thuốc thì ông dược sĩ cũng?không thể tự tiện lấy thuốc của cửa hàng mà cho không, biếu không họ được.
- Vậy mà có vài bác sĩ vô lương tâm, lòng tham không đáy, chỉ biết vơ vét tiền làm giàu chẳng cần thương xót ai. Thậm chí bệnh nhân không đáng tái khám cũng hẹn tái khám để được charge tiền hãng bảo hiểm. Ðã giàu rồi càng muốn giàu thêm.
Anh Bông phụ họa:
- Ngay cả mấy ông thợ sửa xe hơi hay sửa điện lạnh vào mùa hè cũng kiếm cớ chém đẹp đồng hương, có ít thì xít ra nhiều.
Chị Bông tiếp:
- Còn chuyện hai con mình dù không học được nghề bác sĩ, nha sĩ, nếu con làm bất cứ ngành nghề gì, thí dụ như thợ sửa xe hơi, sửa điện lạnh trong nhà, em cũng sẽ khuyên con sống cho trung thực, làm việc đúng lương tâm, lấy tiền đúng với khả năng, công sức của mình, chứ đừng gian dối, tham lam là thất đức lắm. Mình gian tham, qua mặt khách hàng, dù họ không biết nhưng trời đất biết và lương tâm mình biết.
Rồi chị Bông kết luận:
- Thôi nhé, mình chuẩn bị ăn cơm đi, người vợ?số khổ? của anh sẽ ăn cơm với rau muống luộc, cà pháo ngâm nước mắm để?thanh toán? 2 pounds dư thừa từ Calif. mang về. Còn anh, có món cá Thu rim mà anh ưa thích đây.
- Cám ơn em đã biết mọi ý?đồ, sở thích của anh.
Chị Bông đi ra bếp dọn cơm và nói thêm:
- Chúng ta sống ở Mỹ thì cứ ăn các món cá đánh bắt ở Mỹ cho chắc ăn anh ạ, như cá lù đù, cá nục, cá Thu v..v.. vừa tươi tốt, không độc hại như một số cá nhập khẩu từ China hay Việt Nam, vừa ủng hộ ngư dân ở Mỹ, như mình đã ăn gạo Louisiana trồng tại Mỹ để ủng hộ nhà nông Mỹ, kinh tế Mỹ.
- Hoan hô em, ăn cây nào rào cây nấy.
Chị Bông mời chào:
- Và hoan hô luôn cái số khổ của em nữa chứ. Em thích thế mà.

Nguyễn Thị Thanh Dương

Nghe Audio Mùa Xuân nói chuyện cỏc cà phê


http://ndclnh-mytho-usa.org/Audio%20Book/Mua%20Xuan%20Noi%20Chuyen%20Coc%20Ca%20Phe_Nguyen%20Phuc%20Vu%20Thach.wma

Đêm nghe gió qua vườn

Tác giả: Hoàng Quý
                  
Có thể rồi ta sẽ về thăm lại
Cây gạo quen
Và khúc sông gầy
Và có thể trên lối chìm hoa cỏ
Ta lại tìm bông rụng dưới thân gai
Đêm nghe gió qua vườn
Tiếng cây thở nói rằng thu chắc đã
Thổi tê hơi cho hạc trắng bay về
Đêm nhoi nhói
Nghe đời thay máu
Có bao người nghe gió trong khuya?
Ở phía trước
Con đường chướng gió
Ta đã đi không chút e dè
Những- hy – vọng – rưng – rưng – xác – lá
Chết – tưng – bừng – như – máu – hôm – qua
Ở phía trước
Ở phía trước nữa
Ai như ta?
Ai đã là ta?
Chao ôi! Đời nến sáp
Ta đấy à, hay chưa từng ta!
Thì mùa thu dường thong thả mở lòng
Đêm hé cửa nghe qua vườn gió thổi
Ta hứa về thăm lại
Cây gạo quen
Và khúc sông gầy
Và, có thể lối chìm hoa cỏ ấy
Nhắc những lời hoa rụng một ban mai…
NGƯỜI MẸ ĐIÊN
Nguyên tác: VƯƠNG HẰNG TÍCH
Việt dịch: TRANG HẠ

Hai mươi ba năm trước, có một người con gái trẻ lang thang qua làng tôi, đầu bù tóc rối, gặp ai cũng cười cười, cũng chả ngại ngần ngồi tè trước mặt mọi người. Vì vậy, đàn bà trong làng đi qua cô gái thường nhổ nước bọt, có bà còn chạy lên trước dậm chân, đuổi "Cút cho xa!". Thế nhưng cô gái không bỏ đi, vẫn cứ cười ngây dại quanh quẩn trong làng.
Hồi đó, cha tôi đã 35 tuổi. Cha làm việc ở bãi khai thác đá bị máy chém cụt tay trái, nhà lại quá nghèo, mãi không cưới được vợ. Bà nội thấy con điên có sắc vóc, thì động lòng, quyết định mang cô ta về nhà cho cha tôi, làm vợ, chờ bao giờ cô ta đẻ cho nhà tôi "đứa nối dõi" sẽ đuổi đi liền. Cha tôi dù trong lòng bất nhẫn, nhưng nhìn cảnh nhà, cắn răng đành chấp nhận. Thế là kết quả, cha tôi không phải mất đồng xu nào, nghiễm nhiên thành chú rể. Khi mẹ sinh tôi, bà nội ẵm cháu, hóp cái miệng chẳng còn mấy cái răng vui sướng nói: "Cái con mẹ điên này, mà lại sinh cho bà cái đứa chống gậy rồi!". Có điều sinh tôi ra, bà nội ẵm mất tôi, không bao giờ cho mẹ đến gần con.
Mẹ chỉ muốn ôm tôi, bao nhiêu lần đứng trước mặt bà nội dùng hết sức gào lên: "Đưa, đưa tôi..." bà nội mặc kệ. Tôi còn trứng nước như thế, như khối thịt non, biết đâu mẹ lỡ tay vứt tôi đi đâu thì sao? Dù sao, mẹ cũng chỉ là con điên. Cứ mỗi khi mẹ khẩn cầu được bế tôi, bà nội lại trợn mắt lên chửi: "Mày đừng có hòng bế con, tao còn lâu mới đưa cho mày. Tao mà phát hiện mày bế nó, tao đánh mày chết. Có đánh chưa chết thì tao cũng sẽ đuổi mày cút!". Bà nội nói với vẻ kiên quyết và chắc chắn. Mẹ hiểu ra, mặt mẹ sợ hãi khủng khiếp, mỗi lần chỉ dám đứng ở xa xa ngó tôi. Cho dù vú mẹ sữa căng đầy cứng, nhưng tôi không được một ngụm sữa mẹ nào, bà nội đút từng thìa từng thìa nuôi cho tôi lớn. Bà nói, trong sữa mẹ có "bệnh thần kinh", nếu lây sang tôi thì phiền lắm.
Hồi đó nhà tôi vẫn đang giãy giụa giữa vũng bùn lầy của nghèo đói. Đặc biệt là sau khi có thêm mẹ và tôi, nhà vẫn thường phải treo niêu. Bà nội quyết định đuổi mẹ, vì mẹ không những chỉ ngồi nhà ăn hại cơm nhà, còn thỉnh thoảng làm thành tiếng thị phi.
Một ngày, bà nội nấu một nồi cơm to, tự tay xúc đầy một bát cơm đưa cho mẹ, bảo: "Con dâu, nhà ta bây giờ nghèo lắm rồi, mẹ có lỗi với cô. Cô ăn hết bát cơm này đi, rồi đi tìm nhà nào giàu có hơn một tí mà ở, sau này cấm không được quay lại đây nữa, nghe chửa?". Mẹ tôi vừa và một miếng cơm to vào mồm, nghe bà nội tôi hạ "lệnh tiễn khách" liền tỏ ra kinh ngạc, ngụm cơm đờ ra lã tã trong miệng. Mẹ nhìn tôi đang nằm trong lòng bà, lắp bắp kêu ai oán: "Đừng... đừng...". Bà nội sắt mặt lại, lấy tác phong uy nghiêm của bậc gia trưởng nghiêm giọng hét: "Con dâu điên mày ngang bướng cái gì, bướng thì chả có quả tốt lành gì đâu. Mày vốn lang thang khắp nơi, tao bao dung mày hai năm rồi, mày còn đòi cái gì nữa? Ăn hết bát đấy rồi đi đi, nghe thấy chưa hả?". Nói đoạn bà nội lôi sau cửa ra cái xẻng, đập thật mạnh xuống nền đất như Dư Thái Quân nắm gậy đầu rồng, "phầm!" một tiếng. Mẹ sợ chết giấc, khiếp nhược lén nhìn bà nội, lại chậm rãi cúi đầu nhìn xuống bát cơm trước mặt, có nước mắt rưới trên những hạt cơm trắng nhệch. Dưới cái nhìn giám sát, mẹ chợt có một cử động kỳ quặc, mẹ chia cơm trong bát một phần lớn sang cái bát không khác, rồi nhìn bà một cách đáng thương hại.
Bà nội ngồi thẫn thờ, hoá ra, mẹ muốn nói với bà rằng, mỗi bữa mẹ sẽ chỉ ăn nửa bát, chỉ mong bà đừng đuổi mẹ đi. Bà nội trong lòng như bị ai vò cho mấy nắm, bà nội cũng là đàn bà, sự cứng rắn của bà cũng chỉ là vỏ ngoài. Bà nội quay đầu đi, nuốt những nước mắt nóng đi, rồi quay lại sắt mặt nói: "Ăn mau ăn mau, ăn xong còn đi. Ở nhà này cô cũng chết đói thôi!". Mẹ tôi dường như tuyệt vọng, đến ngay cả nửa bát cơm con cũng không ăn, thập thễnh bước ra khỏi cửa, nhưng mẹ đứng ở bậc cửa rất lâu không bước ra. Bà nội dằn lòng đuổi: "Cô đi, cô đi, đừng có quay đầu lại. Dưới gầm trời này còn nhiều nhà người ta giàu!". Mẹ tôi quay lại, đưa một tay ra phía lòng bà, thì ra, mẹ muốn được ôm tôi một tí.
Bà nội lưỡng lự một lúc, rồi đưa tôi trong bọc tã lót cho mẹ. Lần đầu tiên mẹ được ẵm tôi vào lòng, môi nhắp nhắp cười, cười hạnh phúc rạng rỡ. Còn bà nội như gặp quân thù, hai tay đỡ sẵn dưới thân tôi, chỉ sợ mẹ lên cơn điên, quăng tôi đi như quăng rác. Mẹ ôm tôi chưa được ba phút, bà nội không đợi được giằng tôi trở lại, rồi vào nhà cài chặt then cửa lại.
Khi tôi bắt đầu lờ mờ hiểu biết một chút, tôi mới phát hiện, ngoài tôi ra, bọn trẻ chơi cùng tôi đều có mẹ. Tôi tìm cha đòi, tìm bà đòi, họ đều nói, mẹ tôi chết rồi. Nhưng bọn bạn cùng làng đều bảo tôi: "Mẹ mày là một con điên, bị bà mày đuổi đi rồi." Tôi tìm bà nội vòi vĩnh, đòi bà phải trả mẹ lại, còn chửi bà là đồ "bà lang sói", thậm chí hất tung mọi cơm rau bà bưng cho tôi. Ngày đó, tôi làm gì biết "điên" nghĩa là cái gì đâu, tôi chỉ cảm thấy nhớ mẹ tôi vô cùng, mẹ trông như thế nào nhỉ? mẹ còn sống không? Không ngờ, năm tôi sáu tuổi, mẹ tôi trở về sau 5 năm lang thang.
Hôm đó, mấy đứa nhóc bạn tôi chạy như bay tới báo: "Thụ, mau đi xem, mẹ mày về rồi kìa, mẹ bị điên của mày về rồi!" Tôi mừng quá đít nhổng nhổng, co giò chạy vội ra ngoài, bà nội và cha cũng chạy theo tôi. Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy mẹ, kể từ khi biết nhớ. Người đàn bà đó vẫn áo quần rách nát, tóc tai còn những vụn cỏ khô vàng khè, có trời mới biết là do ngủ đêm trong đống cỏ nào. Mẹ không dám bước vào cửa, nhưng mặt hướng về phía nhà tôi, ngồi trên một hòn đá cạnh ruộng lúa trước làng, trong tay còn cầm một quả bóng bay bẩn thỉu. Khi tôi và lũ trẻ đứng trước mặt mẹ, mẹ cuống cuồng nhìn trong đám tôi tìm con trai mẹ. Cuối cùng mẹ dán chặt mắt vào tôi, nhìn tôi chòng chọc, nhếch mép bảo: "Thụ... bóng... bóng...". Mẹ đứng lên, liên tục giơ lên quả bóng bay trong tay, dúi vào lòng tôi với vẻ nịnh nọt. Tôi thì liên tục lùi lại. Tôi thất vọng ghê gớm, không ngờ người mẹ ngày đêm tôi nhớ thương lại là cái hình người này. Một thằng cu đứng cạnh tôi kêu to: "Thụ, bây giờ mày biết con điên là thế nào chưa? Là mẹ mày như thế này đấy!"
Tôi tức tối đáp lại nó: "Nó là mẹ mày ấy! Mẹ mày mới là con điên ấy, mẹ mày mới là thế này!" Tôi quay đầu chạy trốn. Người mẹ bị điên này tôi không thèm. Bà nội và bố thì lại đưa mẹ về nhà. Năm đó, bà nội đuổi mẹ đi rồi, lương tâm bà bị chất vấn dày vò, bà càng ngày càng già, trái tim bà cũng không còn sắt thép được nữa, nên bà chủ động đưa mẹ về, còn tôi lại bực bội, bởi mẹ đã làm tôi mất thể diện. Tôi không bao giờ tươi tỉnh với mẹ, chưa bao giờ chủ động nói với mẹ, càng không bao giờ gọi "Mẹ!", khi phải trao đổi với mẹ, tôi gào là chủ yếu, mẹ không bao giờ dám hé miệng.
Nhà không thể nuôi không mẹ mãi, bà nội quyết định huấn luyện cho mẹ làm việc vặt. Khi đi làm đồng, bà nội dắt mẹ đi "quan sát học hỏi", bà bảo mẹ không nghe lời sẽ bị đánh đòn. Sau một thời gian, bà nội nghĩ mẹ đã được dạy dỗ tương đối rồi, liền để mẹ tự đi cắt cỏ lợn. Ai ngờ mẹ chỉ cắt nửa tiếng đã xong cả hai bồ "cỏ lợn". Bà nội vừa nhìn đã tá hỏa sợ hãi, cỏ mẹ cắt là lúa giống vừa làm đòng trỗ bông trong ruộng nhà người ta. Bà nội vừa sợ vừa giận phát cuồng chửi rủa: "Con mẹ điên lúa và cỏ mà không phân biệt được..." Bà nội còn đang chưa biết nên xoay xở ra sao, thì nhà có ruộng bị cắt lúa…
Mẹ tuy điên, nhưng vẫn biết đau, mẹ nhảy nhỏm lên chạy trốn đầu gậy, miệng phát ra những tiếng lắp bắp sợ hãi: "Đừng... đừng...". Sau rồi, nhà người ta cũng cảm thấy chướng mắt, chủ động bảo: "Thôi, chúng tôi cũng chẳng bắt đền nữa. Sau này giữ cô ta chặt một tí là được...". Sau khi cơn sóng gió qua, mẹ oại người dưới đất thút thít khóc. Tôi khinh bỉ bảo: "Cỏ với lúa mà cũng chả phân biệt được, mày đúng là lợn!" Lời vừa dứt, gáy tôi bị một cái tát lật, là bà. Bà trừng mắt bảo tôi: "Thằng ngu kia, mày nói cái gì đấy? Mày còn thế này nữa? Đấy là mẹ mày đấy!" Tôi vùng vằng bĩu môi: "Cháu không có loại mẹ điên khùng thế này!" "A, mày càng ngày càng láo. Xem bà có đánh mày không!" Bà nội lại giơ tay lên, lúc này chỉ thấy mẹ như cái lò xo bật từ dưới đất lên, che giữa bà nội và tôi, mẹ chỉ tay vào đầu mẹ, kêu thảng thốt: "Đánh tôi, đánh tôi!"
Tôi hiểu rồi, mẹ bảo bà nội đánh mẹ, đừng đánh tôi. Cánh tay bà trên không trung thõng xuống, miệng lẩm bẩm: "Con mẹ điên này, trong lòng nó cũng biết thương con đây!". Tôi vào lớp một, cha được một hộ chuyên nuôi cá làng bên mời đi canh hồ cá, mỗi tháng lương 50 tệ. Mẹ vẫn đi làm ruộng dưới sự chỉ bảo của bà, chủ yếu là đi cắt cỏ lợn, mẹ cũng không còn gây ra vụ rầy rà nào lớn nữa.
Nhớ một ngày mùa đông đói rét năm tôi học lớp ba, trời đột ngột đổ mưa, bà nội sai mẹ mang ô cho tôi. Có lẽ trên đường đến trường tôi mẹ đã ngã ì oạch mấy lần, toàn thân trông như con khỉ lấm bùn, mẹ đứng ở ngoài cửa sổ lớp học nhìn tôi cười ngớ ngẩn, miệng còn gọi tôi: "Thụ... ô...". Có mấy đứa bạn tôi cười khúc khích, tôi như ngồi trên bàn chông, oán hận mẹ khủng khiếp, hận mẹ không biết điều, hận mẹ làm tôi xấu hổ, càng hận thằng Phạm Gia Hỷ cầm đầu trêu chọc. Trong lúc nó còn đang khoa trương bắt chước mẹ, tôi chộp cái hộp bút trước mặt, đập thật mạnh cho nó một phát, nhưng bị Phạm Gia Hỷ tránh. Nó xông tới bóp cổ tôi, chúng tôi giằng co đánh nhau. Tôi nhỏ con, vốn không phải là đối thủ của nó, bị nó dễ dàng đè xuống đất. Lúc này, chỉ nghe một tiếng "vút" kéo dài từ bên ngoài lớp học, mẹ giống như một đại hiệp "bay" ào vào, một tay tóm cổ Phạm Gia Hỷ, đẩy ra tận ngoài cửa lớp. Ai cũng bảo người điên rất khỏe, thật sự đúng là như vậy. Mẹ dùng hai tay nhấc bổng thằng bắt nạt tôi lên trên không trung, nó kinh sợ kêu khóc gọi bố mẹ, một chân béo ị khua khoắng đạp loạn xạ trên không trung. Mẹ không thèm để ý, vứt nó vào ao nước cạnh cổng trường, rồi mặt thản nhiên, mẹ đi ra.
Mẹ vì tôi gây ra đại hoạ, mẹ lại làm như không có việc gì xảy ra. Trước mặt tôi, mẹ lại có vẻ khiếp nhược, nhìn tôi vẻ muốn lấy lòng. Tôi hiểu ra đây là tình yêu của mẹ, dù đầu óc mẹ không tỉnh táo, thì tình yêu của mẹ vẫn tỉnh táo, vì con trai của mẹ bị người ta bắt nạt. Lúc đó tôi không kìm được kêu lên: "Mẹ!" đây là tiếng gọi đầu tiên kể từ khi tôi biết nói. Mẹ sững sờ cả người, nhìn tôi rất lâu, rồi y hệt như một đứa trẻ con, mặt mẹ đỏ hồng lên, cười ngớ ngẩn. Hôm đó, lần đầu tiên hai mẹ con tôi cùng che một cái ô về nhà. Tôi kể sự tình cho bà nội nghe, bà nội sợ rụng rời ngã ngồi lên ghế, vội vã nhờ người đi gọi cha về. Cha vừa bước vào nhà, một đám người tráng niên vạm vỡ tay dao tay thước xông vào nhà tôi, không cần hỏi han trắng đen gì, trước tiên đập phá mọi bát đũa vò hũ trong nhà nát như tương, trong nhà như vừa có động đất cấp chín. Đây là những người do nhà Phạm Gia Hỷ nhờ tới, bố Phạm hung hãn chỉ vào cha tôi nói: "Con trai tao sợ quá đã phát điên rồi, hiện đang nằm nhà thương. Nhà mày mà không mang 1000 tệ trả tiền thuốc thang, mẹ mày tao cho một mồi lửa đốt tan cái nhà mày ra."
Một nghìn tệ? Cha đi làm một tháng chỉ 50 tệ! Nhìn những người sát khí đằng đằng nhà họ Phạm, cha tôi mắt đỏ lên dần, cha nhìn mẹ với ánh mắt cực kỳ khủng khiếp, một tay nhanh như cắt dỡ thắt lưng da, đánh tới tấp khắp đầu mặt mẹ. Một trận lại một trận, mẹ chỉ còn như một con chuột khiếp hãi run rẩy, lại như một con thú săn đã bị dồn vào đường chết, nhảy lên hãi hùng, chạy trốn, cả đời tôi không thể quên tiếng thắt lưng da vụt lạnh lùng lên thân mẹ và những tiếng thê thiết mẹ kêu. Sau đó phải trưởng đồn cảnh sát đến ngăn bàn tay bạo lực của cha. Kết quả hoà giải của đồn cảnh sát là: Cả hai bên đều có tổn thất, cả hai không nợ nần gì nhau cả. Ai còn gây sự sẽ bắt luôn người đó. Đám người đi rồi, cha tôi nhìn khắp nhà mảnh vỡ nồi niêu bát đũa tan tành, lại nhìn mẹ tôi vết roi đầy mình, cha tôi bất ngờ ôm mẹ tôi vào lòng khóc thảm thiết. "Mẹ điên ơi, không phải là tôi muốn đánh mẹ, mà nếu như tôi không đánh thì việc này không thể dàn xếp nổi, nhà mình làm gì có tiền mà đền cho người. Bởi nghèo khổ quá mà thành hoạ đấy thôi!". Cha lại nhìn tôi nói: "Thụ, con phải cố mà học lên đại học. Không thì, nhà ta cứ bị người khác bắt nạt suốt đời, nhé!". Tôi gật đầu, tôi hiểu.
Mùa hè năm 2000, tôi thi đỗ vào trung học với kết quả xuất sắc. Bà nội tôi vì làm việc cực nhọc cả đời mà mất trước đó, gia cảnh ngày càng khó khăn hơn. Cục Dân Chính khu tự trị Ân Thi (Hồ Bắc) xếp nhà tôi thuộc diện đặc biệt nghèo đói, mỗi tháng trợ cấp 40 tệ. Trường tôi học cũng giảm bớt học phí cho tôi, nhờ thế tôi mới có thể học tiếp.
Vì học nội trú, bài vở nhiều, tôi rất ít khi về nhà. Cha tôi vẫn đi làm thuê 50 tệ một tháng, gánh tiếp tế cho tôi đặt lên vai mẹ, không ai thay thế được. Mỗi lần bà thím nhà bên giúp nấu xong thức ăn, đưa cho mẹ mang đi. Hai mươi ki lô mét đường núi ngoằn ngoèo ruột dê làm khổ mẹ phải tốn sức ghi nhớ đường đi, gió tuyết cũng vẫn đi. Và thật là kỳ tích, hễ bất cứ việc gì làm vì con trai, mẹ đều không điên tí nào. Ngoài tình yêu mẫu tử ra, tôi không còn cách giải thích nào khác. Y học cũng nên giải thích khám phá hiện tượng này.
Lại là một chủ nhật, mẹ lại đến, không chỉ mang đồ ăn cho tôi, mẹ còn mang đến hơn chục quả đào dại. Tôi cầm một quả, cắn một miếng, cười hỏi mẹ: "Ngọt quá, ở đâu ra?" Mẹ nói: "Tôi... tôi hái..." không ngờ mẹ tôi cũng biết hái cả đào dại, tôi chân thành khen mẹ: "Mẹ, mẹ càng ngày càng tài giỏi!". Mẹ cười hì hì…
Trước lúc mẹ về, tôi theo thói quen dặn dò mẹ phải cẩn thận an toàn, mẹ ờ ờ trả lời. Tiễn mẹ xong, tôi lại bận rộn ôn tập trước kỳ thi cuối cùng của thời phổ thông. Ngày hôm sau, khi đang ở trên lớp, bà thím vội vã chạy đến trường, nhờ thầy giáo gọi tôi ra ngoài cửa. Thím hỏi tôi, mẹ tôi có đến đưa tiếp tế đồ ăn không? Tôi nói đưa rồi, hôm qua mẹ về rồi. Thím nói: "Không, mẹ mày đến giờ vẫn chưa về nhà!" Tim tôi thót lên một cái, mẹ tôi chắc không đi lạc đường? Chặng đường này mẹ đã đi ba năm rồi, có lẽ không thể lạc được. Thím hỏi: "Mẹ mày có nói gì không?" Tôi bảo không, mẹ chỉ cho cháu chục quả đào tươi. Thím đập hai tay:" Thôi chết rồi, hỏng rồi, có lẽ vì mấy quả đào dại rồi!" Thím kêu tôi xin nghỉ học, chúng tôi đi men theo đường núi về tìm. Đường về quả thực có mấy cây đào dại, trên cây chỉ lơ thơ vài quả cọc, bởi nếu mọc ở vách đá mới còn giữ được quả. Chúng tôi cùng lúc nhìn thấy trên thân cây đào có một vết gãy cành, dưới cây là vực sâu trăm thước. Thím nhìn tôi rồi nói: "Chúng ta đi xuống khe vách đá tìm!" Tôi nói: "Thím, thím đừng doạ cháu...". Thím không nói năng kéo tôi đi xuống vách núi..
Mẹ nằm yên tĩnh dưới khe núi, những trái đào dại vương vãi xung quanh, trong tay mẹ còn nắm chặt một quả, máu trên người mẹ đã cứng lại thành đám màu đen nặng nề. Tôi đau đớn tới mức ngũ tạng như vỡ ra, ôm chặt cứng lấy mẹ, gọi: "Mẹ ơi, Mẹ đau khổ của con ơi! Con hối hận đã nói rằng đào này ngọt! Chính là con đã lấy mạng của mẹ... Mẹ ơi, mẹ sống chẳng được hưởng sung sướng ngày nào..." Tôi sát đầu tôi vào khuôn mặt lạnh cứng của mẹ, khóc tới mức những hòn đá dại trên đỉnh núi cũng rớt nước mắt theo tôi.
Ngày 7/8/2003, một trăm ngày sau khi chôn cất mẹ, thư gọi nhập học dát vàng dát bạc của Đại học Hồ Bắc đi xuyên qua những ngả đường mẹ tôi đã đi, chạy qua những cây đào dại, xuyên qua ruộng lúa đầu làng, "bay" thẳng vào cửa nhà tôi. Tôi gài lá thư đến muộn ấy vào đầu ngôi mộ cô tịch của mẹ: "Mẹ, con đã có ngày mở mặt mở mày rồi, Mẹ có nghe thấy không? Mẹ có thể ngậm cười nơi chín suối rồi!"

Chuyện đời thường

Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng đến khám bệnh xin thử đường huyết. Mình mới hỏi :
- Sao chú muốn thử đường huyết?
- Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường.
- Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị đái tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, chức năng thận, và đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.
Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.
- Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?
- Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.

****

Khi mình cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời. Dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.
- Chú hút thuốc nhiều không?
- Cỡ 1 gói 1 ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.
- Chú uống rượu nhiều không?
- Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với anh em, người vài xị.
- Chú có vợ con gì không?
- Dạ, một vợ, 3 con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên tụi nó bỏ đi làm công nhân hết rồi.
- Cháu nghĩ chú nên qua khám bệnh viện .
- Tôi bị lao hả bác sĩ.
- Cháu cũng hy vọng là lao. Nhưng ....
- Bác sĩ cứ nói đại đi. Tôi ở quê lên khám bệnh cực lắm.
- Cháu cũng nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đó, có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.
- Ý bác sĩ là ung thư phổi hả?
- Chưa chắc đâu. Phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết ... mới có thể kết luận.
Một khoãng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sang tím tái và khoãng 15 phút sau mới trở lại như bình thường.
- Ung thư phổi thì sống được bao lâu bác sĩ?
- Chưa chắc đây là ung thư. Nhưng nếu là ung thư thì có thể vài tháng, vài năm... Tuỳ vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào đáp ứng điều trị.
- Tại sao lại là tôi chứ?
- Tại sao không là chú?
- Tại ....
Lại một khoãng im lặng kéo dài. Mình không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ hai rất đông.
- Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?
- Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.
Mình vẫn hay tự hỏi : Rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời. Lúc trước mình còn ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia và thuốc lá lớn nhất thế giới, bây giờ thì mình không còn ngạc nhiên nữa. Vì đã hiểu một phần. "Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu", hình như rất đúng khi mô tả con người Việt Nam. Mỗi chiều tối đi làm về thấy quán nhậu nào cũng đông nghẹt khách. Hết chén chú rồi đến chén anh.
Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không thể cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là "trời kêu ai nấy dạ", nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không tác động gì đến nó. Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục...làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hoá, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao tránh khỏi ung thư phổi, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.
- Bây giờ tôi phải làm sao?
- Bây giờ cháu cho thuốc tiểu đường cho chú, còn bệnh phổi chú phải qua bệnh viện, bên đó chuyên hơn.
- Bác sĩ có thể nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa không để tôi thu xếp nhà cửa.
- Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phước nhưng lại là hoạ. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?
- Sống thật sâu?
- Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như có bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ của chú và thì thầm lời cám ơn? Ví dụ như có bao giờ chú chở ba chú qua con đường làng nơi ngày xưa ba chú dẫn chú đi học? Ví dụ như có bao giờ chú cám ơn người vợ rất mực dịu hiền và chung thuỷ đã đi với chú gần ấy năm mà không một tiếng than van dù chú nát rượu và nghiện khói thuốc?
- Bác sĩ ... Tôi ... Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.
- Chú có bao giờ quan tâm đến những đứa con mình? Chú có nghĩ rằng một lời hỏi han của chú thôi đủ làm họ hạnh phúc?
- Ơ ...
- Vậy đó, sống sâu là sống với những điều nhỏ bé đơn giản như thế đó. Cuộc sống vô thường và con người ai mà không có bệnh có tử. Sau giai đoạn choáng rồi, chú sẽ chấp nhận được thôi. Từ chấp nhận đến quay lại nhìn về chính mình gần trong gang tấc.
- Cám ơn bác sĩ.

****

- Chú ấy là gì của anh?
- Cha ruột.
- Anh có hay đưa chú đi khám bệnh không? - Bận lắm bác sĩ ơi, với lại ở xa nhau.
- Anh có biết ba anh bị ung thư phổi?
- Dạ....
- Ông ấy hút thuốc nhiều lắm không?
- Chẳng những hút thuốc còn uống rượu. Mỗi khi say sỉn về là đập phá nhà cửa chửi bới vợ con.... Tôi nói thiệt từ nhỏ đến giờ ổng chưa dạy tôi bất cứ điều gì. Anh em tôi chẳng được đi học....
- Anh có hận chú không?
- Không.
- Không?
- Dạ, dù xấu hay tốt ổng cũng là cha mình mà bác sĩ. Đúng hay sai đâu có lỗi do ổng, tại ông bà hay môi trường sống nó thế.
Mình bất ngờ trước cách trả lời của người con, khi mình mời bệnh nhân ra ngoài để gặp riêng.
Anh ta làm công nhân, chắc chắn là ít học. Nhưng học chữ cho nhiều vào làm gì, bằng cấp tiến sĩ giáo sư làm chi mà không biết quan tâm yêu thương cha mẹ già, không biết sống sao cho có tình có nghĩa.
- Bệnh này điều trị tốn kém lắm. Về mua bảo hiểm gấp đi. Được đồng nào hay đồng đó.
- Dạ.
Nhìn hai cha con bước ra khỏi phòng khám mà lòng mình chùng xuống. Mình mong có phép lạ xảy ra, bởi một người con chí hiếu không bao giờ người bạn cuộc sống lại làm ngơ.
- Dù xấu hay tốt ổng cũng là cha của mình. Câu nói ấy theo đuổi mình tới tận giờ này!

Sunday, February 28, 2016

Bệnh Parkinson và các phương pháp chữa trị

Đây là một loại bệnh thần kinh mạn tính, thường kết hợp với các rối loạn tâm thần. Khoảng 45% bệnh nhân Parkinson bị trầm cảm và 30-60% bị sa sút tinh thần.
Bệnh Parkinson xuất hiện do các tế bào não kiểm soát vận động cơ bắp bị thoái hóa dần. Những tế bào này sản sinh dopamin - một chất có vai trò quan trọng trong việc truyền tín hiệu giữa các tế bào. Khi chúng thoái hóa, lượng dopamin sẽ giảm dần trong cơ thể người bệnh, dẫn đến các triệu chứng Parkinson (đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt). Nguyên nhân của hiện tượng này vẫn chưa được khẳng định. Có giả thuyết cho rằng đó là sự rối loạn về gene.
Bác sĩ Lê Quốc Nam, Trung tâm Sức khỏe tâm thần TP HCM, cho biết, bệnh Parkinson thường xuất hiện ở những người hơn 60 tuổi (có một số trường hợp trẻ hơn, khoảng trên 40 tuổi). Đây là một bệnh tương đối phổ biến với tỷ lệ mắc là 90-100/100.000 dân và tỷ lệ mới mắc là 20/100.000 dân/năm.
Bản thân việc chẩn đoán bệnh và thái độ của những người xung quanh (người thân, bạn bè) cũng gây một số thay đổi xấu về tâm lý ở bệnh nhân. Vì bệnh nhân thường rất mệt mỏi hoặc có thể bị trầm uất nên sự động viên tình cảm của người thân và tổ chức tập thể là rất cần thiết. Hằng ngày, bệnh nhân cần tập thể dục và giữ sự khỏe khoắn; thực hiện các liệu pháp vận động nhẹ, bơi lội, đi bộ. Không nên nghỉ ngơi quá nhiều mà phải điều chỉnh hoạt động tùy theo tình trạng sức khỏe.
Bệnh Parkinson không phải là vô phương cứu chữa
Có thể điều trị Parkinson bằng những phương pháp sau:
* Dùng thuốc: Giáo sư Nguyễn Văn Đăng, Hội đồng Bảo vệ sức khỏe Trung ương, cho biết, đây là phương pháp điều trị Parkinson duy nhất ở Việt Nam hiện nay. Việc dùng thuốc dù đều đặn và đúng chỉ định của bác sĩ cũng chỉ có hiệu quả trong khoảng 10 năm. Sau vài năm, hiệu quả của thuốc sẽ kém đi và những triệu chứng trở nên khó kiểm soát. Mặt khác, thuốc cũng có thể gây một số phản ứng phụ...
Ở Việt Nam hiện chỉ có những loại thuốc thông thường, không đủ các thuốc đặc hiệu.
* Phẫu thuật: Các bác sĩ cắt bỏ một trung khu của não có dính líu đến bệnh lý Parkinson, làm giảm bớt cử động bất thường của bệnh nhân. Phương pháp này ít được sử dụng vì có thể gây biến chứng rối loạn chức năng khác.
* Kích thích điện não bộ: Các bác sĩ sẽ phẫu thuật để đặt vào vùng mắc bệnh trong não bệnh nhân 1 hoặc 2 điện cực; đồng thời đặt dưới da lồng ngực 1 máy phát xung điện và 1 máy điện toán cực nhỏ (tất cả nặng 50 g). Hai hệ thống này nối với nhau bằng 2 dây dẫn nằm dưới da đầu, cổ và vai. Khi một dòng điện tần số cao được phóng ra, não bộ sẽ hoạt động lại bình thường mà không cần dopamin.
Các thiết bị nói trên chạy bằng pin, 3 năm phải thay một lần. Chúng có khả năng ức chế các xung bất thường của dòng điện não. Khi máy vận hành, người bệnh linh hoạt trở lại; sự rối loạn vận động, run rẩy và cứng ngắc tứ chi hầu như hoàn toàn biến mất. Các thống kê cho thấy, 70% bệnh nhân được áp dụng kỹ thuật này đã trở lại sinh hoạt bình thường; 30% thấy bệnh giảm bớt.
* Ghép tế bào thai nhi: Các phẫu thuật viên sẽ lấy tế bào của thai nhi ghép vào não bệnh nhân để chúng sản xuất ra dopamin. Đây là loại kỹ thuật cao nhất trong điều trị Parkinson. Kỹ thuật này cực kỳ phức tạp và chi phí rất cao nên ngay cả các nước tiên tiến cũng hạn chế sử dụng nó.

Tuổi Già là thời sung sướng nhất

Tram ca mau

Ông cụ Lê đã tám mươi lăm tuổi, vẫn còn khỏe mạnh. Cụ bà cũng tám mươi ba tuổi. Họ sống trong một căn nhà tiền chế có ba phòng ngủ và hai nhà tắm, rộng rãi... Hai vợ chồng ngủ riêng, mỗi người một phòng, cái phòng còn trống dành cho con cháu, bạn bè ở xa về chơi. Cụ bà nhất định ngủ riêng. Cụ ông nói với bà con rằng, cụ hay thức khuya đọc sách, báo, và nghe nhạc, nên cụ bà không chịu được, phải ngủ riêng. Cụ bà thì nói thẳng "Ông già, nhưng phá lắm, làm tôi mất ngủ". Cụ bà lãng tai, nên thường nói lớn tiếng như thét gào.
Tôi từ San Francisco về, ghé thăm hai ông bà cụ Lê. Thấy ông đang xem tờ báo Mỹ, trong đó nhiều trang quảng cáo in hình những thiếu nữ da thịt hồng hào, lồ lộ, ăn mặc ít vải, bụng ngực hở hang, chân tay dong ra hớ hênh... Trong tình thân mật, tôi hỏi cụ:
- Bác cũng còn thích xem các thứ nầy nữa? Có còn "làm ăn" chi được nữa không? Bác "chay tịnh" đã bao nhiêu năm rồi?
Cụ Lê nhướng mắt, cười toét miệng, để lộ hai hàm răng giả trắng nuốt, đều đặn, nhưng hơi móm, trả lời:
- Có chứ! Làm ăn đều đều chứ! Gì chứ cái đó đâu có nhịn được!
- Thật không bác? Hay chỉ nói đùa cho vui thôi? Có cần thuốc Viagra trợ lực không?
- Thuốc với thang, đâu cần! Tôi cũng đã thử cái thuốc đó mấy lần mà thấy công hiệu của thuốc quá chậm. Mình đã xong rồi, chiến trường đã tan, thuốc mới công hiệu. Thêm bực mình, khi đó thì dù còn sức, bà ấy cũng gạt đi. Phải hơn nửa giờ sau khi uống, thuốc mới công hiệu. Thế là quá chậm. Chuyện đó, phải tức thì, cơm nóng canh sốt mới ngon. Đâu phải đi câu mà thả cần chờ cá đớp mồi. Còn khi không có hứng thì uống thuốc đó vô làm chi?
- Bác dám thử thuốc đó, không sợ đứng tim bất thần chăng? Tôi cười và hỏi.
- Sợ gì! Tuổi nầy có đứng tim mà chết mau lẹ, thì cũng mừng, khỏi phải sợ bệnh hoạn lâu ngày.
- Thuốc đó có sinh ra phản ứng phụ gì không?
- Có! Uống vào, cái mặt mình nó câng câng làm sao ấy... Giống như khi mình nói láo, ngượng quá, mặt câng lên. Cứ thế cả giờ không hết. Tôi quẳng vào thùng rác cả ống thuốc từ lâu.
Cụ Lê vốn vui tính, ưa nói đùa. Tôi nghĩ là cụ nói chuyện cho vui thôi. Đêm đó, vợ chồng tôi ngủ lại nhà cụ. Buổi khuya tôi thức dậy, đi xả nước thừa trong cơ thể, phải đi qua phòng ngủ của bà cụ Lê mới vào được phòng tắm. Tôi thấy tấm chăn bà đắp lệch ra, gần rơi xuống đất.Bà vẫn ngáy đều. Mùa đông lạnh, nếu chăn rơi ra, bà có thể cảm lạnh.Tôi nhẹ nhàng đến kéo tấm chăn lên, đắp lại cho bà. Bỗng bà nói thật lớn, hai tay chắp lại mà xá tôi lia lịa:
- Thôi, thôi ông ơi, tôi lạy ông, tôi lạy ông, nhà có khách, không được đâu!
Tôi khiếp hãi, lạnh cả người. Chưa kịp đi tiểu, mà tôi vội vã chạy về giường mình nằm yên, tim đập thình thịch mãi chưa hết sợ. Tuy không ai dám hiểu lầm là nửa đêm tôi đi mò mẫm bà cụ già, nhưng cứ sợ. Tôi nhịn đi tiểu, mất ngủ cho đến gần sáng. Bây giờ thì tôi tin những gì ông cụ Lê nói không phải là chuyện đùa chơi. Sáng hôm sau, tôi kể lại chuyện sửa mền cho vợ tôi nghe, vợ tôi ôm bụng cười mà không tin.
Buổi sáng, cụ Lê tập thể dục theo lối cử động chậm và phất tay cùng hít thở. Thấy tôi ngồi đọc báo, cụ nói:
- Anh thường không tập thể dục? Thể dục làm tan biến hết mệt mỏi của một đêm dài nằm trên giường. Không cần tập nhiều, tập cho khí huyết lưu thông, thấy mình sảng khoái hơn. Anh có tin rằng tuổi già là giai đoạn sung sướng nhất trong một đời người không? Nhiều người không tin đấy. Lạ quá!
Vợ tôi đang đứng trong bếp, chỉ tấm hình có đứa bé nằm trong nôi và nói vọng ra:
- Cháu nghĩ trẻ con nằm trong nôi, vô tư, ngây thơ sung sướng nhất. Bác có nghĩ vậy không?
Cụ Lê xì một tiếng và nói:
- Con nít trong nôi biết khỉ gì mà sung sướng? Ai dám bảo là chúng nó vô tư? Có chắc không? Có chắc là chúng nó không lo nghĩ, không có mối khổ tâm riêng khi không biết nói, không biết tự làm cho mình những việc tối cần thiết. Được cho món gì thì ăn món đó, không có quyền lựa chọn. Dở ngon chi cũng phải nuốt, ưa hay không cũng phải ăn. Chỉ biết khóc, khóc và khóc. Đói cũng khóc, mà đau cũng khóc. Khi bị con kiến, con trùng tấn công, cũng không biết làm sao mà tự vệ, hất nó đi. Cha mẹ nghe khóc, cũng không biết là nó đói hay đau, hay ngứa.. Tiêu tiểucũng nằm trên nôi, phóng uế ra cả chiếu giường, hôi hám, sung sướng cái nỗi gì. Nóng lạnh cũng không biết làm sao cho dễ chịu hơn. Người lớn không biết thì tưởng đâu nó vô tư sung sướng. Thử cho anh chị nằm liệt ra đó, có người mớm cơm ăn uống, chăm sóc, và moi phân từ quần ra, thay tã cho khi tiểu tiện, thì thấy khổ hay sướng mà dám bảo là trẻ con vô tư sung sướng? Sướng và khổ là phải cảm nhận được mới có giá trị. Có ai còn nhớ và nghĩ là thời nằm trong nôi sướng đâu. Nầy,nếu tôi có phép, cho chị lưạ chọn, cứ bé bỏng và được nằm trong nôi mãi, chị có chịu hay không? Hay là trông mau lớn, để khỏi nằm nôi?
Vợ tôi tiếp:
- Thế thì, trẻ con lớn hơn chút nữa, biết đi biết chạy, biết chơi, ở nhà chưa đi học, vui vẻ với gia đình, không lo nghĩ, không bận rộn,không ưu tư gì cả, và chưa biết cái khổ của cuộc đời, thì có phải là sướng không?
Cụ Lê cười khà khà, và nói lớn, vọng vào bếp cho vợ tôi nghe rõ hơn:
- Trẻ con, sướng chứ, nhưng làm sao sướng bằng người già được. Trẻ con cũng có những nỗi khổ tâm riêng của chúng mà mình không chịu nghĩ đến. Khoảng nầy là tuổi chơi, mà bị cấm đoán nhiều nhất, cha mẹ anh chị chăm nom canh chừng từng phút một. Cấm chơi cấm nghịch, cấm thức khuya, bắt phải ăn món nầy, ăn món kia, dù thích hay không. Bị canh chừng, kềm kẹp ngày đêm. Câu chuyện khôi hài kể rằng, một em bé đi chơi với bố, thấy một vũng nước mưa bên đường, hỏi bố rằng "Có phải Bố có quyền muốn làm gì thì làm chẳng ai cấm đoán, la mắng bố cả, phải không?" Ông bố trả lời là phải. Em bé mở tròn mắt hỏi: "Thế thì tại sao Bố không nhào xuống vũng nước mà lăn lộn cho sướng?" Đó, còn trẻ con, là không được làm điều gì mình muốn cả. Không có một xu dính túi, mà có tiền, cũng không có quyền mua những thứ mình thích."
Vợ tôi cười, và hỏi tiếp:
- Thế thì trẻ con lớn hơn chút nữa thì sao? Có sướng hơn người già không?
- Làm sao mà sướng bằng tuổi già được. Anh chị cứ nghĩ và nhớ lại mà xem. Tuổi đó thì làm biếng và ưa chơi hơn là học. Trẻ nào cũng vậy.Thế mà cha mẹ, thầy giáo bắt học hành. Ban ngày thì học ở trường, ban đêm về nhà phải học bài, làm bài. Truyền hình và nhạc có chương trình hay đến mấy, cũng không được xem, nghe, phải học bài xong, làm bài xong đã. Mà học xong, thì đâu còn những chương trình đó cho chúng xem nữa. Khi đó thì khuya rồi, bố mẹ bắt đi ngủ để sáng hôm sau đi học.Chưa kể những đứa con nhà khá giả, cha mẹ thường bắt phải đi học đàn, học nhạc, học múa. Và có khi phải đi học thêm những lớp đêm, lớp ngày,cho giỏi hơn. Bị kềm chặt trong cái thời khóa biểu của cha mẹ. Em bé không thể tự quyết định riêng cho nó điều gì theo sở thích cả. Bởi vì nếu để cho em tự quyết định hành động từ tuổi thơ, thì mai sau lớn lên chỉ có nước đi ăn mày hay ngồi tù sớm mà thôi.
- Thế thì bác cho rằng tuổi trẻ khổ nhọc và tù túng lắm phải không? Vợ tôi cắt lời.
- Không hẳn như thế, nhưng cũng gần thế. Không phải lo cơm áo, tiền bạc, công việc làm ăn, là sướng, khỏe, nhưng trẻ con đâu ý thức được cái khỏe, cái sướng đó. Chỉ thấy cái khổ của việc học hành. Đôi khi đi học, còn mệt hơn đi làm nữa, đó là sự thực. Khi lớn hơn nữa, ý thức được là phải học hành, để mai sau có nghề nghiêp may ra đời sống khá hơn, tương lai vững chắc hơn, thì lại khổ hơn nữa. Phải lo âu, chăm chỉ, hy sinh các sở thích khác để mà trau dồi tương lai. Học hành đôi khi cũng có cái thú, nhưng chắc chắn ai cũng thích chơi, thích giải trí hơn là cắm cúi cần mẫn học hành. Bằng chứng là có nhiều người phải đóng bạc trăm bạc ngàn đi học các khóa đặc biệt, mà khi giáo sư cho nghỉ sớm vài phút cũng mừng húm, sung sướng thấy rõ ra mặt.. Đi học, mà học cho đàng hoàng thì không phải chuyện dễ, không phải nhẹ nhàng,mà học qua loa thì sợ thi rớt, sợ học xong mà không biết gì. Có kẻ hỏi một anh tuổi gần ba mươi rằng: "Anh có muốn trẻ lại như thời mười lăm mười sáu không?" Anh rùng mình mà trả lời: "Không bao giờ, phải đi học lại trung học, đại học, cực quá, thà chết còn hơn." Khi lớn hơn nữa, thì thêm nỗi lo, nỗi khổ vì tình yêu. Không có người yêu thì cô đơn, buồn khổ. Có người yêu thì lo sợ cuộc tình tan vỡ, lo ghen bóng gió, lo người yêu không trung thành, và buồn khổ vu vơ, lãng nhách.Trong thời trẻ trung, thì tình yêu là đẹp đẽ nhất, vui thú nhất, nhưng cũng làm con tim đau đớn nhất và còn có nhiều kẻ đã chết vì tình yêu.Chết mà không hối tiếc chi cả. Không lấy được nhau thì đau khổ đến như trời sập núi tan, mà lấy nhau được thì cũng chiến tranh cãi vã triền miên không ngớt, và chán nản bực bội nhau.
Vợ tôi từ bếp ra ngồi trong phòng khách, để nghe cụ Lê luận về nỗi sướng khổ cuộc đời. Vợ tôi hỏi thêm:
- Vậy khi học xong, có gia đình, có nghề nghiệp, có sức khỏe, là giai đoạn sướng nhất trong đời chứ, thưa bác?
- Ừ, thì giai đoạn đó cũng có sướng, có khổ, chứ không phải sướng nhất như khi vào tuổi già. Anh chị thấy đó, sau khi có gia đình, thì phải làm lụng vất vả nuôi con cái, sống vì đàn con, không còn lý gì đến cái thân mình nữa. Lo dạy dỗ con cái, lo đưa đón, lo bệnh hoạn, lo cho nó ăn học, lo cho nó đừng hư hỏng. Có hạnh phúc, nhưng cũng có nhiều lo lắng. Chưa kể có người vì tình, tiền, danh vọng, mà khổ. Khi còn trẻ, hăng hái, thì ai cũng nuôi tham vọng, muốn giàu sang, muốn nổi tiếng,muốn xa hoa, nên cứ tự dìm mình vào những sinh hoạt khó khăn, làm mất đi những an bình của cuộc sống. Xưa nay đã có nhiều người vì tham vọng mà bỏ vợ, bỏ con, bỏ gia đình, dấn thân vào những nơi xương rơi máu đổ, có khi chết bên chân trời góc bể chẳng ai biết, có khi tù tội rục xương. Không tham vọng nhiều thì ít, ít nhất cũng làm tiền, cất tiền, lo cho bất trắc trong tương lai, lo cho tuổi già. Lo, lo đủ thứ. Có khi vì lo mà phát điên, có khi vì quá lo mà vợ chồng bỏ nhau. Lo nuôi nấng con cái, lo chạy theo danh vọng hão, mà khổ, mà mất di cái sinh thú ở đời.
- Thế thì theo bác giai đoạn nào trong đời cũng không sướng bằng tuổi già. Làm sao mà sướng được? Bác nói cho cháu nghe với. Tuổi già yếu đuối, bệnh hoạn cô đơn, sướng ở chỗ nào? Vợ tôi hỏi.
Cụ Lê thong thả tiếp:
- Khi đã lớn tuổi, thì con người được nhiều tự do hơn, được thong thả hơn để sống. Không còn phải như em bé bị cha mẹ ép buộc, bây giờ thì muốn làm chi thì làm, muốn thức khuya dậy sớm gì, cũng chẳng còn ai la mắng dọa nạt, rầy la. Nếu vợ vì thương, sợ mất sức khỏe, thì cũng cằn nhằn chút chút thôi, mình không nghe thì cũng chẳng bị roi đòn gì. Không còn phải khổ công học tập, lo lắng cho tương lai mai sau, chẳng phải học thêm chi cho mệt trí, biết quá nhiều, biết quá đủ rồi. Nếu đã nghỉ hưu, thì học thêm làm chi. Nếu còn đi làm, thì cũng đã rành nghề, quen tay quen việc, làm việc dễ dàng. Khi già tình yêu cũng không còn là mối bận tâm, không quan trọng quá, chưa nghe báo đăng các cụ già trên dưới sáu mươi tự vẫn chết vì thất tình. Tội chi mà chết vì tình trong tuổi già, vì cũng sắp thấy Diêm Vương rồi, việc chi mà đi sớm hơn.. Khôn quá rồi, chết vì tình yêu là nông nỗi. Đời sống tình cảm của tuổi già êm đềm hơn, ít đau đớn ít sôi động, và bình lặng. Tuổi già rồi, các ông không còn tính chuyện mèo mỡ lăng nhăng,khỏi phải lo lắng sợ vợ khám phá ra chuyện dấu diếm mà nhà tan cửa nát. Đỡ tốn tiền quà cáp, đỡ tốn thì giờ lui tới các nơi bí mật. Hồi hộp, đau tim. Các bà khỏi phải lo chuyện đi đánh ghen, không còn cần phải chăm chút nhan sắc làm chi nữa, vì như chiếc xe cũ rệu, có sơn phết lại cũng xộc xệch, cũng méo mó. An tâm và chấp nhận, thì khỏi băn khoăn mà vui...Cũng có một số ít những cặp vợ chồng già đem nhau ra tòa chia tay, vì khi già cả hai đều trở thành khó tính. Hậu quả của li dị trong tuổi già không trầm trọng như khi còn trẻ, vì con cái đã lớn, đã tự lập,không còn ảnh hưởng nhiều đến tương lai chúng và tương lai của chính mình. Vì còn sống bao lâu nữa mà lo lắng chi cho nhiều. Xa được ông chồng khó tính, độc tài là mừng. Dứt được bà vợ đanh đá, bạc ác là phải sung sướng.. Khỏe trí. Tuổi già, cố giữ cho còn có nhau, khi đã đến nước li dị, thì hai bên đều đúng, đều có lý. Đây là hành động tự cứu mình, và cứu người ra khỏi cảnh khổ lúc cuối đời, khi mà mộ bia đã thấp thoáng trước mắt, không còn bao nhiêu ngày nữa.  Có điều ít ai nghĩ đến, là càng già, thì càng dễ tìm một người bạn đời để nối lại,để an ủi nhau trong tuổi xế chiều. Vì chung quanh họ, có thiếu chi người đứt gánh nửa đường. Chồng chết, vợ chết, li dị. Vấn đề là không sao tìm được một người có chung nhiều kỷ niệm, nhiều tình nghĩa, nhiều chia xẻ như người phối ngẫu cũ. Tình già cũng nhẹ nhàng, thong thả, ít khổ đau, ít sôi nổi hơn tình khi còn trẻ trung. Sức lực cũng có còn bao nhiêu mà ghen tương nhau chi, mà lo lắng chi cho thêm mệt, những người lớn tuổi kinh nghiệm và biết rõ như vậy. Nhiều người trẻ, sau khi gia đình tan vỡ thì xuống tinh thần, uống ruợu đánh bài tìm quên,đôi khi không phải vì họ quá thương yêu người cũ mà tự hủy hoại đời mình, mà chính vì họ tự thương thân, tự ái bị xúc phạm, và rồi sa lầy vào ruợu chè cờ bạc. Người lớn tuổi thì suy nghĩ khác. Họ nghĩ rằng ta cũng đã gần đất xa trời rồi, có sống thêm bao lâu nữa mà sầu khổ cho mệt. Mất củ khoai lang, thì kiếm củ khoai mì bù vào. Tuổi già biết giá trị tương đối của tình yêu nên không tìm tuyệt hão, không tìm lý tưởng, và nhờ vậy không bị thực tế phũ phàng làm vỡ mộng, đau khổ. Khi già rồi, có ai hỏi tuổi, thì cũng không cần dấu diếm, không cần sụt đi năm bảy tuổi làm chi. Sướng lắm. Vì có sụt tuổi, cũng không dấu được những nếp nhăn, mà chẳng có ích lợi gì. Nếu tự cọng thêm cho mình chừng chục tuổi, thì không chừng được thiên hạ nức nở khen là còn trẻ, trẻ quá, và họ mơ ước được như mình.Các ông có vợ đẹp, khi lớn tuổi cũng đỡ lo bọn dê xồm dòm ngó, lăm le dụ dỗ vợ mình. Con người, ai mà không nhẹ dạ, ai mà không ưa lời nói ngon ngọt êm tai, ai mà không có khi thiếu sáng suốt. Vợ chồng cũng có khi bất hòa, buồn giận nhau, và những khi nầy, lòng người dễ chao đảo lắm. Bởi vậy, các ông đỡ nghe các bà hăm he li dị, hăm he bỏ nhau.Tuổi nầy các bà cũng thừa khôn ngoan để biết những tên ngon ngọt, hứa hẹn nhiều, thường chỉ là những tên phá đám, chứ không thể tin tưởng được. Đàn bà có chồng hào hoa, đẹp trai, khi lớn tuổi cũng bớt lo, vì các ông cũng bớt máu nóng, bớt chộn rộn và khôn ngoan hơn thời trẻ trung. Biết kềm chế hơn, và biết rõ giá trị hạnh phúc gia đình cần gìn giữ hơn là chơi ngông. Tuổi già, vợ chồng sống chung với nhau lâu rồi, chịu dựng nhau giỏi hơn, quen với cái thói hư tật xấu của nhau. Không còn thấy khó chịu nhiều nữa. Dễ dung thứ cho nhau, chấp nhận nhau, vì họ biết rõ bên cạnh cái chưa tốt của người bạn đời, còn có rất nhiều cái tốt khác. Vợ chồng, khi đó biết bao nhiêu là tình nghĩa, bao nhiêu kỷ niệm, bao nhiêu thân thiết, cho nên hạnh phúc hơn, vui hơn. Tình yêu trong tuổi già thâm trầm, có thì giờ bên nhau nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn. Cũng có nhiều ông bà già ưa cãi vã nhau, cũng dễ hiểu, khi đó tai của cả hai ông bà đều lãng, người nầy nói một đường, người kia hiểu nẻo khác, cho nên buồn nhau giận nhau, không gây gổ sao được?
Nói đến đây, cụ Lê xuống giọng nho nhỏ, chỉ đủ cho tôi nghe thôi, và cụ nói với nụ cười trên môi:
- Tôi biết chắc nhiều phần, những vợ chồng già hay gây gỗ nhau, vì thiếu ăn nằm với nhau, thiếu tình dục. Không phải tôi nói đùa đâu. Có tình dục đều đặn, cơ thể sinh sản ra kích thích tố, làm cân bằng tình cảm. Làm con người thấy dễ tính, cởi mở hơn, và ít bực bội hơn. Những vợ chồng trẻ dễ tha thứ dễ bỏ qua cho nhau, vì họ có chuyện đó đều đều. Anh cứ nghiệm mà xem, sau khi ra khỏi giường, các bà vợ thường dịu dàng hơn, tử tế hơn, cho mình ăn ngon hơn. Đừng bảo khi về già các bà hết ham muốn. Sai toét. Các bà sợ chuyện đó, sợ chứ không phải hết ham muốn đâu. Sợ là phải, đau quá mà. Xe chạy lâu ngày khô nhớt máy, làm sao mà chạy được. Mấy ông già thiếu hiểu biết, phải hỏi bác sĩ, có gì mà xấu hổ, ngượng ngùng. Ai mà chẳng làm chuyện đó, che dấu làm chi. Một ống thuốc nước trơn, chỉ có mấy đồng bạc mà mua được vạn cái hạnh phúc gia đình. Chuyện nầy mà nói ra, có người cho là thiếu thanh lịch. Tôi ghét bọn đạo đức giả, vừa ngu xuẩn, vừa ích kỷ. Đừng quá lộ liễu, đừng quá lố lăng thì thôi. Tại sao chuyện tốt, hiểu biết ích lợi cho cuộc sống con người, mà phải dấu diếm? Tôi tin rằng, người Mỹ thì mười người, có đến tám, biết chuyện thuốc thang nầy, còn người mình,thì mười người, may ra chỉ có hai ba người biết mà thôi.
Vợ tôi không nghe được lời cụ Lê, quay qua hỏi:
- Bác nói gì lầm thầm nhỏ quá, cháu không nghe được.
Cụ Lê cười khà khà đáp:
- Chuyện tào lao ấy mà. Đàn ông nói riêng cho nhau nghe thôi.
Cụ cười, nháy mắt với tôi, rồi đổi giọng lớn hơn, nói tiếp:
- Tuổi già, thì tất cả mộng ước điên cuồng của thời trẻ trung đã tan vỡ, đã lắng xuống, không còn khích động trong lòng, không còn thao thức nhức nhối. Họ biết sức mình đến đâu, và không tội chi mà ôm cao vọng cho khổ thân. Họ còn biết thêm rằng, nếu những cao vọng điên cuồng ngày xưa mà có thành đi nữa, thì e cũng chỉ là hư không, chẳng đáng gì.. Khi tuổi già, thì biết khôn ngoan mà an phận, biết vui với bình thường.. Biết đâu là hạnh phúc chân chính. Nhiều người già rồi mới tiếc suốt một thời son trẻ không biết sống, phí phạm thời gian theo đuổi những huyễn mộng, làm đau khổ mình, làm điêu đứng người khác. Tuổi già, vui khi thấy mình hết nông nỗi, nhìn đời bằng cái tâm tĩnh lặng hơn. Ai khen không hớn hở mừng, ai chê không vội vã hờn giận. Vì biết rõ mình không có gì xuất chúng để thiên hạ khen nịnh. Và biết mình cũng có nhiều cố tật không chừa được, đáng chê. Chê thì chê,khen thì khen. Khen cũng thế, mà chê cũng thế, thì ta vẫn là ta, là một kẻ già, đáng được khoan thứ hơn là trách móc.Lúc nầy, không còn muốn làm giàu, không bị con ma tham lam thúc bách để kiếm và tích trữ cho nhiều tiền nhiều bạc. Con cái cũng đã lớn,không phải chi tiêu nhiều thứ, thì tiền bạc, chỉ cần đủ sống thôi,cũng là thỏa nguyện. Họ cũng không cần se sua, tranh hơn thua với ai,tinh thần họ vui vẻ, dễ chịu và khỏe khoắn hơn.. Mối lo âu về tài chánh cũng nghẹ gánh. Bởi khi đó, nhiều người đã tích trữ được một số tiền nhỏ. Nhà cửa cũng đã có.. Nợ nhà, nợ xe cũng ít đi, hoặc không còn nữa. Con cái cũng đã lớn, không còn là gánh nặng cho mình. Chúng nó đã có nghề nghiệp, đã làm ăn được. Chắc chắn tương lai chúng khá hơn mình nhiều. Người già không chi tiêu nhiều, ăn cũng ít đi rồi,chơi cũng không còn phung phí dại dột như tuổi trẻ.Khi già, thời gian mới là thực sự của mình, vì không còn phải chạy ngược chạy xuôi kiếm sống nữa. Không còn bị bó buộc bởi trách nhiệm bổn phận. Có thể ngồi mơ mộng hàng giờ trên ghế đá công viên, thưởng thức thiên nhiên tuyệt thú, có thể tìm được an bình tuyệt đối, không như thời còn trẻ, đi nghỉ mát, mà thỉnh thoảng cũng bị công việc nhà ám ảnh, nhắc nhở.Tuổi già về hưu, là một mong ước của gần như của tất cả mọi người.Nhiều người gắng làm sao kiếm cho nhiều tiền để dược về hưu sớm hơn.Nhiều thanh niên, ngày về hưu còn xa lắc, xa lơ mà vẫn mơ ước. Người Mỹ, trẻ già chi cũng ngĩ đến hưu trí. Hưu trí trong tuổi già là một phần thưởng của tạo hóa, của xã hội. Cho sung sướng, nghỉ ngơi. Già là nghỉ ngơi, là khỏe khoắn. Mỗi buổi sáng nằm dài trên giường, sáng nào cũng là chủ nhật trong tuần, muốn dậy lúc mấy giờ cũng được, muốn nằm cho đến trưa đến chiều cũng không sao. Nằm thoải mái, không ai chờ, ai đợi, không có việc gì gấp gáp phải làm, ngoại trừ cái bọng tiểu nó thúc dục, không cho mình nhịn lâu thêm được nữa. Thế thì sao mà không sung sướng. Nếu chưa về hưu, còn đi làm việc, thì cái tâm của người lớn tuổi cũng nhẹ nhàng, ít bị những sức căng, bị áp lực đè nén. Vì tài chánh cũng quan trọng, nhưng không quá quan trọng đến nỗi khi thất nghiệp thì mất xe, mất nhà, mất vợ mất con như những người còn trẻ.Khi này, nhiều thứ trong cuộc sống đã ổn định, nhu cầu tiền bạc cũng không quá nhiều. Vã lại, già rồi, kinh nghiệm công việc nhiều, cho nên giải quyết mọi sự trong dễ dàng, thong thả. Bạn đồng sự cũng có chút nể nang, phần vì tuổi tác, phần vì kinh nghiệm. Có trường hợp, còn có việc thì tốt, mất việc thì mừng hơn, vì có lý do chính đáng để về hưu cho khỏe. Vì nếu việc có hoài, việc lại dễ dàng, thì tiếc, không muốn về hưu. Tuổi lớn, không cần thăng tiến, không cần đua chen với ai, cho nên tinh thần thoải mái, được bạn bè chung quanh thương mến hơn. Những người về hưu rồi, trở lại làm việc, thì đi làm, như đi chơi, chứ không phải "đi cày" như nhiều người khác quan niệm. Vui thì làm tiếp,chán thì về nhà nghỉ ngơi. Người lớn tuổi, thì sức khỏe xuống, bệnh hoạn ồ ạt đến tấn công, không ai thoát khỏi bệnh hoạn. Nhưng họ lại cảm được cái sung sướng của một ngày khi bệnh thuyên giảm. Một ngày khi cảm thấy gân cốt ít nhức mỏi hơn, dễ chịu trong từng khớp xương hơn. Ngưới trẻ đâu có thấy được những nỗi sung sướng nầy? Vì họ chưa kinh nghiệm, chưa trải qua, nên chưa biết. Họ có sức khỏe, nhưng họ không biết đó là sung sướng, cho nên, xem như chẳng có giá trị gì. Anh chị xem, nếu anh chị có một tảng ngọc to bằng cái bàn nằm trong vườn, mà anh chị không biết đó là chất ngọc, thì không biết quý, không biết mình sung sướng có tảng ngọc, mà chỉ quý và sướng vì viên ngọc nhỏ xíu nằm trên chiếc nhẫn mà thôi. Có người viết sách rằng, tuổi già, buổi sáng ngủ dậy, nghe xương cốt đau nhức mà mừng, vì biết mình chưa chết. Tôi thêm rằng, biết mình còn sống là mừng, biết mình đã chết nhẹ nhàng, càng mừng hơn.... Nầy anh chị có nhớ câu chuyện Thượng Đế khi đuổi tổ phụ loài người là ông Adam và bà Eva xuống trần gian, có chỉ mặt mà phán: "Từ nay chúng mi phải đổ mồ hôi trán mới có hạt cơm vào mồm". Đó là câu nguyền rủa độc địa nhất, là lời phán ý nghĩa nhất, là con người phải sống trong nhọc nhằn. Sách Phật cũng có viết đời là đau khổ, và tu để tránh khổ. Đó,đời nầy đáng sống lắm, nhưng cũng nhiều khổ đau lắm. Bởi vậy nên tôi nói, được sống là mừng, mà được chết, cũng mừng. Tôi đi đám ma ông bạn già, thấy gia đình khóc lóc, rên rỉ thảm thương, con cháu mếu máo kể lể. Tôi cười trong bụng, nghĩ rằng bọn nầy không biết luật của tạo hóa. Có sinh thì có diệt. Chúng nó muốn thân nhân của chúng sống đời đời sao? Biết đâu chỉù là khởi điểm của một cuôc rong chơi. Nầy, tôi đọc cho anh chị nghe một đoạn thơ của anh bạn tôi:
Tôi đi trước, hẹn gặp nhau ở đó
Ai thay da mãi mãi sống muôn đời?
Kẻ trước, người sau xếp hàng xuống mộ,
Biết đâu là khởi điểm cuộc rong chơi....
Khi tuổi già, thì xem cái chết như về. Ai không phải chết mà sợ. Sống qua khỏi tuổi năm mươi, là đã lời lắm. Tuổi trung bình của con người trên thế giới nầy chưa được con số năm mươi. Thì mình nên tự xem như được sống thêm đời thứ hai. Đời trước đã hoàn tất, có cả khổ đau lẫn hạnh phúc. Đời sau nầy, thì chắc chắn là sung sướng hơn hạnh phúc hơn đời trước. Vì đã từng trải, đã gom được kinh nghiệm của đời trước, để thấy đâu là hạnh phúc chân thật, đâu là phù du huyễn hão. Chết là về..Nhưng chỉ sợ không về được đến nơi đến chốn, mà như chiếc xe hư máy dọc đường. Làm khổ chủ xe, bắt nằm liệt mê man, không sống mà cũng không chết, đó mới là cái đáng sợ. Tôi biết vậy, nên đã làm di chúc,khi nào tôi bị mê ba ngày, thì xin rút ống cho tôi đi. Đi về bình an.Nầy, anh chị nghĩ sao về ông bác sĩ mà người ta đặt cho tên là bác sĩ tử thần? Già rồi tôi không nhớ rõ tên, hình như ông ta tên là "Ki-Vô-kiên" phải không? Cái tên gần gần như vậy. Theo tôi, thì ông nầy là một vị Bồ Tát, cứu độ cho chúng sinh mau qua khỏi khổ đau, để bị ra tòa, bị tù tội. Chỉ có cái tâm Bồ Tát thật lớn mới làm được việc đó. Tôi cố tìm một cái ảnh ông ta để thờ sống, mà không có. Tôi nghĩ,trong tương lai, luật pháp sẽ không ngăn cấm việc cho người đau đớn ra đi sớm hơn, vì đàng nào cũng chết, tại sao phải kéo cái đau đớn ra dài hơn mới được chết. Trừng phạt người ta hay sao? Trong tuổi già, người ta biết ơn sự nhiệm mầu của tạo hóa. Có bộ máy nào, không phải là gang thép, bạch kim, mà chạy một mạch sáu bảy chục năm không ngưng nghỉ, mà vẫn còn hoạt động như quả tim, buồng phổi, trái thận, cái bao tử, não bộ. Có hệ thống ống dẫn nào hoạt động sáu bảy chục năm mà chưa thay thế như các mạch máu của hệ thống tuần hoàn. Thì dù có rò rỉ van tim, chất mỡ đọng nghẹt trong vài ba mạch máu, thì cũng là sự thường tình, và mừng là còn sống, còn sinh hoạt được. Dù có phải liền liền đi vào cầu tiểu mỗi ngày nhiều lần, thì họ vẫn sung sướng là cái vòi xài mấy chục năm mà vẫn chỉ mới rò rỉ sơ sơ. Mấy cái vòi nước trong nhà, bằng kim khí cứng, không rỉ sét, thế mà năm bảy năm đã phải thay rồi.
Buổi trưa, tôi lái xe mời ông bà cụ Lê đi ăn tiệm. Đi qua khu phố có nhiều tiệm Việt Nam, khách bộ hành đông đúc tấp nập. Tôi để ý thấy cụ cứ ngắm nhìn những người đàn bà con gái trên đường. Tôi hỏi nhỏ cụ:
- Bác cũng còn thích nhìn đàn bà đẹp? Thế là trái tim bác còn trẻ lắm đó. Bác nhìn họ, với tâm trạng nào?
Cụ Lê cười và nói tự nhiên:
- Mình nhìn họ, như ngắm một bức tranh nghệ thuật. Thưởng thức một vẻ đẹp thiên nhiên của trời ban cho thế gian. Ngắm nhìn cái đẹp, không có gì là sai trái cả. Chỉ khi nào nhìn, rồi trong lòng mình nẩy sinh ra tư tưởng gian tà, đen tối, ham muốn, thì khi đó mới đáng trách. Có ai kết án một người thưởng thức bức tranh Vệ Nữ không? Chắc là không.
Tôi nói nhỏ:
- Nhưng nếu có điều kiện cho phép, bác có muốn "gần gũi" với những người đẹp đó hay không? Có còn đủ sức không?
- Nầy, tôi nói cho anh biết, có ai cho tôi lái chiếc xe đời mới, tân tiến, tôi cũng không khoái bằng khi lái chiếc xe cũ, cổ lổ sĩ của tôi.Vì đã quen tay lái, quen nhịp máy, quen tốc độ, quen sử dụng, thì mình thấy thoải mái và dễ dàng hơn chứ. Lái chiếc xe lạ đâu thích bằng lái chiếc xe quen thuộc của mình. Anh có đồng ý không? Tắm ao ta vẫn khoái hơn tắm ao người chứ!
Cụ Lê cười, tôi cười theo. Cụ bắt lại câu chuyện cũ:
- Bây giờ anh đã đồng ý với tôi rằng tuổi già là thời gian sung sướng nhất chưa? Nếu ai già, mà không biết tuổi già là sung sướng, thì lỗi tại họ. Họ có cái sướng, cái quý, mà họ không biết hưởng.